Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (17 – 23/9)

Tại các tỉnh Bắc bộ, sâu cuốn lá nhỏ non hại chủ yếu trên những diện tích lúa xanh tốt, bón thừa đạm.

Trên lúa

Các tỉnh Bắc bộ: Sâu đục thân 2 chấm: sâu non gây bông bạc trên trà lúa trỗ. Rầy nâu-rầy lưng trắng hại diện rộng trên các trà lúa. Bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn gây hại tăng trên các giống nhiễm. Bệnh lùn sọc đen gây hại rải rác ở giai đoạn phát triển đòng…

Các tỉnh Bắc Trung bộ: Chuột hại nặng gần khu dân cư, gò bãi. Bệnh khô vằn hại nặng trên các chân ruộng bón thừa đạm. Bệnh bạc lá vi khuẩn gây hại trong điều kiện thời tiết mưa bão.

Các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn,… gây hại trên lúa Hè Thu muộn, lúa Mùa muộn giai đoạn trỗ đến chín. Bệnh đạo ôn lá, bệnh đạo ôn cổ bông gây hại ở giai đoạn đẻ nhánh, đòng trỗ và chín. Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân,… gây hại trên lúa vụ 3, lúa Mùa ở giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng.

Các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL: Rầy nâu phổ biến tuổi 3-5. Bệnh đạo ôn phát triển ở giai đọan đẻ nhánh – đòng trỗ. Thời tiết thuận lợi cho bệnh lem lép hạt phát triển trên diện tích lúa Hè Thu còn lại. Lưu ý đến ốc bươu vàng, muỗi hành ở giai đoạn mạ; bệnh bạc lá, chuột ở giai đoạn trỗ-chín. 

Trên cây trồng khác

– Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu tiếp tục phát sinh gây hại.

– Cây ăn quả có múi: Ruồi đục quả, nhện đỏ, rệp sáp… tiếp tục hại.

– Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn gây hại tại các tỉnh phía Nam.

– Cây chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh, bệnh thối búp… tiếp tục hại.

– Cây mía: Bệnh trắng lá, chồi cỏ, sâu non bọ hung… hại cục bộ vùng ổ dịch.

– Cây sắn: Bệnh khảm lá tiếp tục gây hại.

– Cây cà phê: Bọ xít muỗi tiếp tục gây hại trên cà phê chè ở Lâm Đồng.

– Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm… tiếp tục hại.

– Cây điều: Bọ xít muỗi, sâu đục thân/cành, bệnh khô cành… tiếp tục hại.

– Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, thán thư, thối rễ tóp cành phát sinh gây hại.

– Cây dừa: Bọ cánh cứng, bệnh thối nõn,… tiếp tục gây hại.

– Cây lâm nghiệp: Châu chấu tre lưng vàng tiếp tục gây hại.

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (17 – 23/9) Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (17 – 23/9) Người viết: Công ty cổ phần GAP Việt Nam lúc 17.09.2019 CẨM NANG CÂY TRỒNG Tại các tỉnh Bắc bộ, sâu cuốn lá nhỏ non hại chủ yếu trên những diện tích lúa xanh tốt, bón thừa đạm. Trên lúa Các tỉnh Bắc bộ: Sâu đục thân 2 chấm: sâu non gây bông bạc trên trà lúa trỗ. Rầy nâu-rầy lưng trắng hại diện rộng trên các trà lúa. Bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn gây hại tăng trên các giống nhiễm. Bệnh lùn sọc đen gây hại rải rác ở giai đoạn phát triển đòng… Các tỉnh Bắc Trung bộ: Chuột hại nặng gần khu dân cư, gò bãi. Bệnh khô vằn hại nặng trên các chân ruộng bón thừa đạm. Bệnh bạc lá vi khuẩn gây hại trong điều kiện thời tiết mưa bão. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn,… gây hại trên lúa Hè Thu muộn, lúa Mùa muộn giai đoạn trỗ đến chín. Bệnh đạo ôn lá, bệnh đạo ôn cổ bông gây hại ở giai đoạn đẻ nhánh, đòng trỗ và chín. Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân,… gây hại trên lúa vụ 3, lúa Mùa ở giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng. Các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL: Rầy nâu phổ biến tuổi 3-5. Bệnh đạo ôn phát triển ở giai đọan đẻ nhánh – đòng trỗ. Thời tiết thuận lợi cho bệnh lem lép hạt phát triển trên diện tích lúa Hè Thu còn lại. Lưu ý đến ốc bươu vàng, muỗi hành ở giai đoạn mạ; bệnh bạc lá, chuột ở giai đoạn trỗ-chín. Trên cây trồng khác – Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu tiếp tục phát sinh gây hại. – Cây ăn quả có múi: Ruồi đục quả, nhện đỏ, rệp sáp… tiếp tục hại. – Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn gây hại tại các tỉnh phía Nam. – Cây chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh, bệnh thối búp… tiếp tục hại. – Cây mía: Bệnh trắng lá, chồi cỏ, sâu non bọ hung… hại cục bộ vùng ổ dịch. – Cây sắn: Bệnh khảm lá tiếp tục gây hại. – Cây cà phê: Bọ xít muỗi tiếp tục gây hại trên cà phê chè ở Lâm Đồng. – Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm… tiếp tục hại. – Cây điều: Bọ xít muỗi, sâu đục thân/cành, bệnh khô cành… tiếp tục hại. – Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, thán thư, thối rễ tóp cành phát sinh gây hại. – Cây dừa: Bọ cánh cứng, bệnh thối nõn,… tiếp tục gây hại. – Cây lâm nghiệp: Châu chấu tre lưng vàng tiếp tục gây hại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *