NGUYÊN LIỆU SỬ DỤNG

   Sau nhiều nghiên cứu và áp dụng các thành tựu khoa học nông nghiệp, phân bón GAP VIỆT NAM ra đời là sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu hữu cơ, các khoáng chất giàu dinh dưỡng đa, trung, vi lượng, các chủng vi sinh vật hữu ích và một số hợp chất cao cấp nhập từ nước ngoài. Được đưa ra sử dụng với định hướng của nhà sản xuất là:

  • Cung cấp kịp thời và đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cây trồng căn cứ trên nhu cầu cân đối hợp lý phân bón nhằm nâng cao chất lượng nông sản, bảo đảm nông sản an toàn cho người tiêu dùng và cũng an toàn cho người sử dụng.
  • Tái tạo hệ sinh thái đất nhờ các tập đoàn VSV hữu ích.
  • Trả lại độ phì nhiêu cho đất sau quá trình canh tác.

THÀNH PHẦN NGUYÊN LIỆU TRONG SẢN PHẨM PHÂN BÓN GAP:

1/ Các loại nguyên liệu hữu cơ sử dụng:

  • Phân chuồng xử lý.
  • Nguyên liệu giàu Lân và Kali trong phân hang dơi.
  • Bột tôm, cua, cá, ghẹ
  • Bột Protein
  • Bột xương động vật.
  • Mùn giun quế
  • Rong biển
  • Khoáng sản hữu cơ.

2/ Các khoáng chất giàu dinh dưỡng bổ sung trong phân bón:

  • Đa lượng: N, P, K
  • Trung lượng: Ca, Mg, S.
  • Vi lượng: Fe, Zn, Bo, Mo, Cu …

3/ Các vi sinh vật có ích

Vi sinh vật cố định đạm:

  • Có nhiều loại vi sinh vật có khả năng cố định đạm từ không khí, cung cấp các hợp chất chứa nito cho đất và cây trồng như: tảo lam, vi khuẩn Lactor, Azotobacter, Rhyzobium, Bradyrhyzobium … khả năng kỳ diệu có được là nhờ Enzym rất đặc hiệu hoạt động trong các vi sinh vật cố định đạm, đó là enzym nitrogenase. Các vi sinh vật cố định đạm sống cộng sinh (trên họ đậu, tảo lam …) hay hội sinh với cây rồng hoặc sống tự do trong không khí, nước, đất. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ có trong cây, đất để sinh trưởng, đồng thời hấp thụ đạm từ không khí cung cấp cho cây, đất và một phần tích tụ trong cơ thể chúng.
  • Vi sinh vật có khả năng tạo khuẩn lạc đặc trưng trên môi trường nuôi cấy không chứa hợp nito. Từ đó các nhà khoa học đầu ngành Nông nghiệp đã phân lập và tuyển chon ra các chủng vi sinh vật cố định đạm có nhiều đặc điểm tốt, hữu ích cho lĩnh vực nông nghiệp, khả năng cố định đạm cao. Với chức năng cố định đạm các chủng vi sinh vật này sẽ hoạt động mạnh, giữ lại lượng lớn đạm trong tự nhiên và cung cấp dần cho cây hấp thụ, giảm chi phí đáng kể cho nhà nông.

Vi sinh vật chuyển hóa lân

  Cây trồng chỉ có thể hấp thụ được lân dưới dạng hòa tan trong dịch đất (lân dễ tiêu). Thực tế, trong đất có chứa lượng lớn lân ở dạng khó tiêu mà cây trồng không hấp thụ được. Để giúp bà con nông dân khắc phục lượng lân khó tiêu tồn tại trong đất, Công ty đã cấy các chủng vi sinh vật chuyển hóa lân (Aspergillusniger, vi khuẩn Pseudomonas, Bacillus, Micrococens, … ) vào sản phẩm GAP VIETNAM nhằm mục đích khi sử dụng các sản phẩm này bón xuống đất các vi sinh vật sẽ hoạt động và chuyển hóa lượng lớn lân ở dạng khó hấp thụ thành dễ tiêu cho cây sử dụng nhằm giảm lượng lân phải bổ sung hàng năm, giảm chi phí đầu tư cho bà con nông dân.

Vi sinh vật phân hủy chất xơ:

  Trong canh tác nông nghiệp thường để lại trong đất lượng lớn tàn dư thực vật (cành, lá, rễ, … ) là nguồn hữu cơ giàu mùn, nhưng phải trả qua thời gian rất lâu thì các tàn dư thực vật này mới chuyển hóa thành mùn bổ sung lại cho đất. Với chức năng phân hủy chất xơ, các vi sinh vật trong sản phẩm GAP VIETNAM sẽ nhanh chóng phân hủy thành mùn để tăng độ phì nhiêu cho đất.

Vi sinh vật đối kháng

  Được phân lập, tuyển chon và chuyển giao từ Viện Nông Hóa Thổ Nhưỡng, các vi sinh vật này có khả năng tiêu diệt có chọn lọc một số nấm bệnh hại vùng rễ cay, từ đó giúp cây trồng hạn chế bệnh hại vùng rễ cây. Từ đây, mở ra một hướng mới trong canh tác phòng trừ các bệnh nguy hiểm như bệnh héo rũ tái xanh (cà chua, khoai tây, lạc … ) các bệnh bùng rễ đối với cây công nghiệp và cây lâm nghiệp.

4/ Chế phẩm đặc chế GAP VIETNAM: Là một hỗn hợp các enzym chiết xuất từ các vi sinh vật và hoạt chất nhập từ Tập đoàn nông nghiệp hàng đầu thế giới BIO TOMAL (EU).