Lâu nay, nhiều nông dân vẫn hiểu sai về việc phân bón xuống phải tan hết ngay mới là phân tốt, nhưng thực tế không phải vậy.
Theo Hiệp hội phân bón Việt Nam, số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) cho thấy, hiệu suất sử dụng phân bón tại Việt Nam thuộc diện thấp trên thế giới khi chỉ đạt trên 50%.
Số còn lại khi bón xuống đất bị rửa trôi, bay hơi hoặc kim loại trong đất cố định hao hụt gần 50%. Tức bà con nông dân bón 100 kg phân bón, cây trồng chỉ hấp thu được trên 50 kg dinh dưỡng, còn lại là thất thoát.
Chính đòi hỏi từ thực tiễn này, Công ty Cổ phần GAP Việt Nam kết hợp với các trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, cùng với sự giúp sức của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nông hóa thổ nhưỡng, các chuyên gia Nhật, Úc,…. luôn tìm tòi nghiên cứu, cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cả trong và ngoài nước để không ngừng cải tiến, nâng cấp sản phẩm và cho ra đời sản phẩm phân bón chậm tan VINA GAP
Phân bón chậm tan có kiểm soát đã phổ biến tại các nước có nền nông nghiệp tiên tiến như Mỹ, Châu Âu, ngay châu Á đã được sử dụng rất nhiều tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia…
Phân bón chậm tan là loại phân được sản xuất với công nghệ lý, hóa đặc biệt, tạo ra những hạt phân chứa đầy đủ nhất các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng.
Ưu điểm lớn nhất của phân bón chậm tan là các dinh dưỡng được phân giải một cách từ từ để cây trồng hấp thụ dần đần. Thời gian phân giải hết một hạt phân kéo dài từ 5 – 7 ngày, 2 tháng…, thậm chí 6 tháng.
Tức là cây trồng sử dụng phân bón tới đâu, rễ cây sẽ tiết ra các acid yếu để phân giải và hấp thụ phân bón đến đó. Số phân bón chưa được sử dụng hết sẽ được lưu lại sang các vụ sau. Chính vì vậy, nhiều khi bà con nông dân bới gốc ra vẫn thấy còn hạt phân là như vậy.
Phân bón chậm tan được các nhà khoa học thổ nhưỡng, nông hóa đánh giá cao nhờ tối ưu quá trình phát triển của cây trồng, góp phần tăng năng suất, hạn chế sâu bệnh hại do hiện tượng phú dưỡng.
Các chất dinh dưỡng trong phân bón chậm tan được cung cấp một cách chính xác theo từng loại cây và nhu cầu dinh dưỡng của cây ở từng giai đoạn phát triển, giúp cây trồng sinh trưởng cân bằng, tối ưu.
Sử dụng phân bón chậm tan giúp tiết kiệm chi phí lao động, giảm được số lần bón phân. Hơn nữa, do hiệu suất sử dụng phân bón được nâng lên nên lượng phân bón phải sử dụng trên cùng một diện tích khi sử dụng phân bón chậm tan giảm 30 – 40% so với phân bón thông thường, phân bón tan nhanh.