- Chọn hom và cắm bầu
Hom được cắt từ cây bố, mẹ từ 1 năm tuổi trở lên, là hom bánh tẻ, không sâu bệnh, thân ngọn mập. Sau đó đem ươm vào bầu đất đã chuẩn bị sẵn. Xếp bầu vào vườn ươm, che nắng bằng lưới đen (đảm bảo đủ ánh sáng cho cây quang hợp), tưới phun sương ngày 2-3 lần tùy cường độ nắng. Hom sau ươm từ 2-3 tháng có thể đem trồng, khi đó hom có chiều cao từ 15-25 cm, khỏe mạnh.
- Kỹ thuật làm đất
Chọn đất feralit đỏ vàng trên núi thấp hoặc đất thịt nhẹ pha cát tơi xốp có tầng canh tác dày. Đất ẩm mát, cao, tốt nhất là đất đồi feralit giàu mùn. Phát đốt dọn sạch các loại cây tạp. Đất ruộng (nương bậc thang) được cày sâu nhưng không được lật tầng đế cày lên. Đất được làm ải từ cuối năm trước. Cày ải xong 5 – 7 ngày phải bừa ải giữ ẩm cho đất. Đến vụ trồng Ba kích phải bừa lại để đất nhỏ, tơi xốp, nhặt sạch các tạp chất trên ruộng, lên luống cao 20cm, mặt luống 60cm rãnh luốn 20cm, bổ hốc trên mặt luống trước khi trồng kích thước 30 x 30cm, sâu 20cm. Đất đồi dốc không cày làm đất mà cuốc hố theo hàng đồng mức cách nhau 1m, cách hàng 1,5-2m, kích thước hố 40 x 40cm, sâu 30cm. Cuốc hốc để ải trước khi trồng ít nhất 15 ngày.
- Phân bón
– Bón lót: Phân chuồng hoai mục 10-15 tấn, kết hợp với 500kg phân bón vi sinh VINAGAP cho hiệu quả tối ưu.
– Bón thúc: Ba năm đầu vào tháng 5 sau khi làm cỏ vun gốc tưới nước phân chuồng pha loãng (3 – 5 tấn/ha/năm) hoặc nước phân đạm GAP pha loãng 20% (60-70 kg/ha/năm).
- Mật độ khoảng cách trồng
Trồng trên đất canh tác tơi xốp thì hệ rễ Ba kích rất phát triển. Mật độ khoảng cách trồng thường là:
Mật độ 8.500 cây/ha với khoảng cách trồng 1 m x 1,2 m – 1cây.
Mật độ 10.000 cây/ha với khoảng cách 1 m x 1 m – 1 cây.
- Kỹ thuật trồng
Đào hố 30 cm x 30 cm hoặc 40 cm x 40 cm, sâu 20 -30cm, đổ 2 – 3 kg phân chuồng hoai mục trộn với đất mùn (đất mật) đầy hố (không được để hố trũng đọng nước làm thối cổ rễ cây khi mưa). Mỗi hố trồng một cây đã được xé bỏ bầu, lấp đất đầy hố, lèn chặt gốc và tưới nước ngay. Trồng vào ngày trời râm mát càng tốt.
- Chăm sóc và quản lý đồng ruộng
Cây trồng xong, cắm cây che nắng hoặc làm giàn che nắng ngay và tưới nước giữ ẩm khoảng 7-10 ngày. Tưới cây vào buổi sáng không tưới vào buổi chiều, phát hiện cây chết trồng giặm ngay. Mùa xuân năm thứ hai giặm lần cuối. Hàng năm làm cỏ, xới xáo, vun gốc cho cây vào tháng 5 và tháng 8.
Khi cây vươn ngọn cần cắm giàn leo. Vào cuối năm thứ hai hoặc đầu năm thứ ba, cắm giàn leo cho từng gốc gồm 3 cọc mỗi cọc dài 1,5-2 m cắm theo hình chóp nón cho cây leo tạo bụi lớn vào các năm sau.
Quản lý đồng ruộng: kiểm tra định kỳ, luôn vệ sinh đồng ruộng sạch cây cỏ và các phế thái các vật thể có nguy cơ gây ô nhiễm trên đồng ruộng. Chăm sóc đúng thời gian và đúng quy trình kỹ thuật, cung cấp đủ ẩm cho cây nhất là giai đoạn cây con và mùa nắng hạn.
- Phòng trừ sâu bệnh
Trong hai năm đầu, kiểm tra thường xuyên để diệt trừ kịp thời sâu cắn ngọn và lá non. Từ năm thứ 3, cây đã tạo thành bụi khá lớn, sâu phá hoại không đáng kể. Sâu hại thường gặp là rệp làm thui ngọn và lá non, phòng trừ bằng cách rắc tro bếp vào buổi chiều. Cây bị bệnh nấm mắt cua làm đốm lá thì phun trừ bằng dung dịch boocđô.
Phòng trừ sâu bệnh bằng cách vệ sinh vườn sạch sẽ, thoát nước kịp thời và triệt để sau mưa.
- Chế độ luân canh hoặc xen canh
Ba kích là cây trồng lâu năm, sau 5 – 6 năm mới khai thác. Nếu sản xuất thâm canh, sau thu hoạch chuyển sang trồng cây khác như Hà thủ ô đỏ, khoai lang, hoài sơn, 2 – 3 năm sau trồng lại. Có thể trồng xen canh với cây ăn quả hoặc cây công nghiệp, cây lâm nghiệp dài ngày. Ở Trung Quốc, người ta thường trồng xen các loại cây như: sắn, gừng, lạc, khoai sọ… vào ruộng trồng Ba kích.
Đối với các mô hình tham gia thực hiện đề tài, các hộ thường trồng xen canh với các loại cây ăn quả như: Na để che nắng cho cây con. Ngoài ra, xung quanh các luống cây Ba kích, các hộ trồng cây Đinh lăng, Nhân trần …Tags: ba kích