Chăm sóc cây Điều

694cashew plant

Điều kiện sinh thái của cây Điều

Thường  xuyên theo  dõi  và đánh bỏ chồi vượt kịp thời, để cố định 1 thân chính, cắt những cành dưới  thấp, chỉ để  lại  các  cành  cách  mặt đất ở độ cao từ  0,5m trở lên. Điều này giúp cho cây tập  trung  dinh  dưỡng  để vươn cao, về sau việc chăm  sóc  vườn  cây  được dễ dàng, thu nhặt quả cũng được thuận lợi

Nên cắt những cành có góc phân cành hẹp, nhằm tạo điều kiện cho ánh sáng xuyên qua dễ dàng, tạo cho cây non có bộ tán phát triển cân đối.

  • Thời kỳ kinh doanh ( từ năm thứ 4 trở đi)

Việc tỉa cành được thực  hiện đều đặn 2 lần/năm. 

Lần 1 sau khi  thu hoạch  xong  kết  hợp  với  dọn  vườn  và  làm  cỏ  đợt  1, đợt  này thường  làm vào tháng 5 – 6 hàng năm. 

Lần 2 tiến hành tỉa cành tạo tán vào trước lúc ra hoa khoảng 2 – 3 tháng để việc ra hoa đậu quả được thuận lợi, ở vùng Tây Nguyên khoảng tháng 9 – 10 hàng năm.

Khi tỉa cành cần cắt bỏ những cành  khô, cành mục, cành bị  sâu bệnh  phá hoại, các cành rợp trong tán cây và các cành đan xen vào nhau. Một số trường hợp cây sinh trưởng mạnh, ít ra hoa quả, có thể tỉa cành nặng để hạn chế sinh trưởng sẽ kích thích phát dục, nâng cao năng suất của cây.

Trên những cây lớn tuổi, cành to, già cỗi có tán giao nhau giữa các cây, có thể tỉa đau bằng cách cắt cắt ngọn cành tới 2/3 chiều dài cành. 

Việc tỉa đau thường làm suy yếu cây, vì thế 2 – 3 năm mới tạo hình đau 1 lần.

  • Đốn thưa

Những vườn điều có mật độ dày và cây giao tán phải đốn thưa chỉ duy trì 100 -120 cây/ha. Đến mùa thu hoạch theo dõi và đánh dấu những cây không cho năng suất hay cho năng suất hạt thấp, bị sâu bệnh sau đó dùng cưa cắt gốc ở sát mặt đất và  dùng dao bóc vỏ để gốc cây mau chết. Đồng thời dọn sạch thân, cành, lá của cây bị đốn ra khỏi vườn.

  • Làm cỏ

Xác định thời điểm làm cỏ cần căn cứ vào giai đoạn sinh trưởng của cây, đặc điểm thời tiết và kết hợp làm cỏ khi bón phân.

– Năm thứ nhất cứ 3 tháng một lần làm cỏ kết hợp xới xáo vun gốc và bón phân. Vì cây điều còn nhỏ đất trống nhiều ta phải kết hợp cây trồng xen giai đoạn này để giảm thiểu sự sinh trưởng của cỏ, làm cỏ kỹ vùng xung quanh gốc cây từ 1 – 2 mét.

– Năm thứ hai làm cỏ 2 lần: Vào cuối mùa khô, cuối mùa mưa.

– Năm thứ ba chỉ làm cỏ, xới đất, vun gốc một lần vào cuối mùa khô.

– Từ năm thứ tư khi cây đã khép tán chỉ làm cỏ khi kết hợp bón phân, chủ yếu áp dụng biện pháp trừ cỏ bằng thuốc và phát dọn vườn, đốt hay cày chống cháy vào mùa khô.

Nếu cỏ dại nhiều, dùng các biện pháp cơ giới làm hiệu quả không cao , có thể sử dụng biện pháp hóa học.

Các loại thuốc trừ cỏ có thể phân loại theo nhiều cách:  

Theo giai đoạn cỏ bị diệt có:

– Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm – ví dụ Sofit ức chế hạt cỏ nảy mầm 

– Hậu nảy mầm diệt cây cỏ sau nảy mầm: đa số các thuốc trong nhóm này

– Theo tính chọn lọc có:  Thuốc có tính chọn lọc 

Phòng trừ sâu bệnh hại

Sâu hại

– Sâu đục lòn lá:sâu rất nhỏ đục vào biểu bì lá non, tạo thành những vết phồ 

– Sâu róm đỏ:lúc nhỏ sống thành từng đàn trên một vài lá cây.

– Sâu kết lá:sâu non màu nâu đen, sâu nhả tơ kết lá thành tổ

– Sử dụng một số thuốc như: Secsaigon 10EC, Sapen Alpha 5EC, Fenbis 25EC, Sago-super 20EC… để phòng trị.

Bệnh hại

 Bệnh thán thư:

Do nấm Collectotrichum gloeosporioides gây ra. Là bệnh rất phổ biến ở các vùng trồng điều và thường gây hại nặng trên cây điều trong điều kiện ẩm độ cao và mưa nhiều hay lúc cây điều đang trổ hoa gặp sương mù dày đặc
– Triệu chứng: Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ có màu nâu đỏ, sau đó xảy ra hiện tượng tiết gom (chảy nhựa). Vết bệnh trên chồi non phát triển theo chiều dọc và lan dần vòng tròn hết cả chồi.

Sử dụng thuốc Dipomate 80WP, Carbenzim 500 FL, Thio-M 500 SC…

 Bệnh nấm hồng:

Tác nhân gây bệnh giống như bệnh nấm hồng cây cao su. Bệnh xuất hiện vào giữa mùa mưa (tháng 6 – 9), cây nhiễu bệnh từ đọt cành xuống, có các đốm trắng trên vỏ cành, sau chuyển thành hồng gây chết khô cành.

Sử dụng thuốc Vanicide 5L,  Saizole 5SC, …

Thu hoạch và bảo quản hạt Điều

 Thu hái Điều

  • Thu hái trên cây :

Khi diện tích nhỏ hoặc số cây có ít, đặt biệt cần thu hạt của một số giống tốt mọc xen với nhiều loại khác, thì cách tốt nhất là thu hái trên cây khi hạt chín hoàn toàn.. Phương  pháp thu hoạch này thường tốn công, nhưng không sợ lẫn hạt giống, không sợ mất mát và thu hoạch cả trái lành lặn.

  • Thu nhặt dưới đất:

Khi trái chín mọng tự động rơi xuống đất. Công nhân hàng ngày tới từng gốc cây đã được dọn sạch cỏ, nhặt trái từ đất ngắt lấy hạt, còn trái tập trung thành đống cho bộ phận chế biến trái (nước giải khát, rượu thực phẩm, thức ăn gia súc).

 Bảo quản

Sau khi thu hái phải làm sạch phần thịt trái đã dính ở cuống hạt, và có thể rửa nước cho thật sạch. Sau đó đem phơi hạt ngoài nắng 2-3 ngày cho thật khô (bấm móng tay vào vỏ hạt không có vết) rồi dùng sàng (rổ sàng 1 cm) loại bỏ những dị vật lẫn.

Đối với gia đình có lượng hạt ít, chỉ  cần phơi khô cho vào bao bố để  nơi khô thoáng mát là được. Còn các cơ  sở trồng lớn cần phải có kho bảo quản trước khi chuyển đến xí nghiệp chế biến hoặc đơn vị thu mua.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *