*Lưu ý: nên kiểm tra tình trạng đất trước khi trồng và sử dụng phân bón.
Hỏi: Làm sao để biết được những loại cây trồng nào sẽ được hưởng lợi từ việc bón phân định kỳ vào mùa vụ sắp tới? Nông dân và người làm vườn hiện có rất nhiều lựa chọn phân bón khi vào các cửa hàng nên thật khó để biết phải bắt đầu từ đâu?
Trả lời: Nói chung, các loại cây trồng trong vườn đều có thể được hưởng lợi từ việc bón phân thường xuyên, nhất là cây ăn trái và rau. Vì vậy việc tăng cường chất dinh dưỡng bổ sung có thể giúp giữ cho chúng đạt hiệu suất cao nhất.
Đối với các loại cây trồng trong thùng/bồn chậu, đặc biệt là các loại cây lưu niên nở hoa kết trái suốt mùa hè sẽ bị cạn kiệt nguồn cung cấp chất dinh dưỡng theo thời gian và nên được bón phân theo mùa thường xuyên.
Mặt khác, hầu hết các loại cây trồng như cây bụi, dây leo, cây lâu năm, củ và một số cây hàng năm vẫn có thể phát triển và nở hoa tốt mà không cần phân bón.
Hầu hết chúng ta đều có xu hướng coi phân bón là “thức ăn” cho cây trồng, nhưng điều đó không hoàn toàn chính xác. Thực ra phân bón na ná như một loại vitamin tổng hợp hơn, giúp hỗ trợ cho sự phát triển tốt nếu cây trồng đang ở trong các giai đoạn cần sinh trưởng.
Mặt khác nó sẽ không phải là thần dược cho những cây ốm yếu do bị nhiễm sâu bệnh, hoặc do các điều kiện gây căng thẳng cho tuyến rễ hoặc cây phát triển còi cọc. Do đó, đừng vội vàng tìm cách bón phân nếu như cây không phát triển một cách bình thường, trừ khi có các yếu tố khác ngoài sự thiếu hụt chất dinh dưỡng đã được loại trừ.
Tin tốt là khi phân bón được bảo đảm, hàng loạt công thức có sẵn có thể giúp bạn tùy chỉnh. Ở một mức độ nào đó, những gì cần làm là bạn có thể giảm thiểu việc bổ sung các chất dinh dưỡng không cần thiết.
Hỏi: Làm thế nào để biết những gì là cần thiết đối với cây trồng?
Trả lời: Hãy kiểm tra, xét nghiệm mẫu đất. Nó sẽ đo được chính xác mức độ dinh dưỡng cụ thể, cùng với độ pH của đất, vì điều này ảnh hưởng đến sự sẵn có của chất dinh dưỡng.
Một số phòng thí nghiệm có thể thực hiện các đánh giá bổ sung cho các nguyên tố như chì, nhưng họ không sàng lọc các bệnh thực vật hoặc các chất gây ô nhiễm thuốc trừ sâu.
Điều này cũng hơi giống với việc xét nghiệm máu định kỳ ở người. Nó có phạm vi kết quả được coi là “bình thường”, vì bạn đang tìm kiếm sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng thay vì nhắm mục tiêu đến một giá trị cụ thể.
Ngoài ra việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng đất là cách duy nhất để biết liệu quy định bón phân của địa phương có cho phép sử dụng các sản phẩm có chứa phốt pho hay không. Bằng cách tránh lạm dụng quá nhiều một số chất dinh dưỡng, chúng ta còn giúp bảo vệ được tầng nước mặt và nước ngầm khỏi bị ô nhiễm.
Mục tiêu cuối cùng là bạn có thể giảm thiểu việc sử dụng phân bón bằng cách tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất.
Hỏi: Khi nào thì nên thay đất cho chậu cây trồng trong nhà?
Trả lời: Mùa xuân là chính thời điểm được khuyến nghị tốt nhất, nhưng việc này cũng có thể được thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong năm do cây cối cũng cần được cung cấp thêm không gian để rễ hoặc nguồn đất tươi mới. Nếu không khẩn cấp, bạn có thể đợi đến mùa xuân vì cường độ ánh sáng ban ngày nhiều thường thúc đẩy sự phát triển, cho phép rễ hình thành nhanh hơn trong ngôi nhà mới của chúng.
Nếu bạn cần khắc phục các điều kiện đất kém – quá “mặn” với phân bón hoặc dư lượng nước cứng, hoặc thoát nước quá kém – thì hãy thay chậu càng sớm càng tốt. Mục đích là để giảm thiểu căng thẳng cho bộ rễ, vì vậy nếu đợi đến mùa xuân có thể chỉ làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Khi đất cần thay mới, hãy loại bỏ lớp đất cũ trước khi bổ sung thêm lớp đất mới vào bồn/chậu.
Đối với những cây mới mua/trồng nên có thời gian để chúng thích nghi, ít nhất là một hoặc hai tuần trước khi chuyển chúng sang chậu mới. Việc chúng phải đối mặt với sự thay đổi về mức độ ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm, có thể khiến lá rụng và mọc lại khi chúng tự điều chỉnh. Sự xáo trộn về rễ trong giai đoạn này có thể gây thêm căng thẳng, vì vậy hãy cố gắng để cho chúng vượt qua từng rào cản một.