KỸ THUẬT TRỒNG MỚI CÂY CÀ PHÊ CHO NĂNG SUẤT VƯỢT TRỘI

cay ca phe e23acec190dc4a1c910daff4433bb8ad 05f279ba5dbe47debebf8f9b0e73302d

1. Thời vụ trồng cây cà phê chè
– Trồng mới cây cà phê che bắt đầu vào đầu mùa mưa, và kết thưc trước khi bắt đầu mua khô 1 – 2 tháng.
– Ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam bộ : Từ 15/5 – 15/8.
Ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ: Từ 15/8 đến hết tháng 10.
– Các tỉnh phía Bắc (từ đèo Hải Vân trở ra): Từ 15/7 đến hết tháng 9.
2. Chọn vùng trồng và đất trồng mới cây cà phê chè
2.1 Chọn vùng trồng cây cà phê chè
– Vùng trồng cây cà phê chè để chất lượng cao phải có độ cao sơ với mặt nước biển thích hợp để có những điều kiện sinh thái phù hợp với cây cà phê chè.
– Ở Tây Nguyên: Vùng trồng cà phê chè phải có độ cao 800m trở lên. Phải có điều kiện tưới nước vào mùa khô.
– Ở phía Bắc: Vùng trồng cà phê chè phải có độ cao 500 m trở lên, không có sương muối hoặc tần suất sương muối thưa 7 – 8 năm có một lần và cường độ sương muối nhẹ.

223
2.2 Kỹ thuật chọn đất trồng và chuẩn bị đất trồng cây cà phê chè
* Cách chọn đất trồng cây cà phê chè
– Đất trồng phải ở trong vùng trồng thích hợp. Các loại đất Bazan, phooc phia, đá vôi, granit, gley phiến thạch sét đều trồng được cây cà phê chè nếu có những tiêu chuẩn sau đây:
+ Tấng đất dày trên 70 cm; độ xốp trên 50%; hàm lượng hữu cơ trên 2,0%; độ chua pH >5.
+ Mực nước nhầm sâu cách mặt đất trên 1 m; thoát nước tốt, độ dốc dưới 20o.
* Chuẩn bị đất trồng cây cà phê chè
– Đất từ các vườn cây bạch đàn, keo tai tượng, cây ăn quả lâu năm hết nhiệm kỳ kinh tế, vườn cà phê già cỗi, vườn bị bệnh thối rễ, bệnh rệp sáp… phải thanh lý thì phải xử lý đất trồng theo các biện pháp sau đây:
+ Khai hoang: Cày, bừa, rà rễ, đưa hết tan dư hữu cơ, thân cành lá rễ ra khỏi vườn thiêu hủy.
+ Trồng cây phân xanh họ đậu, đậu đỗ ăn hạt liên tục 3 – 4 vụ, vùi thân lá vào đất để cải tạo đất.
+ Xử lý vôi và thuốc diện trừ nấm bệnh.
+ Kiểm tra tuyến trùng, rệp sáp và các loại nấm, nếu thấy an toàn mới được trồng cà phê.
– Đất đã bị thoái hóa (trồng cây lương thực ngắn ngày không có hiệu quả ) thì phải cày sâu > 20 cm; Phải gieo phân xanh họ đậu có bón phân hóa học chắt thân lá vùi vào đất liên tục 2 – 3 vụ; Lúc trồng cà phê phải đào hố sâu, rộng hợp và phải bón nhiều phân hữu cơ hơn trồng trên đất khác.
– Đất vườn tạp hộ gia đình có thể phá cây lùm bụi, cây không có hiệu quả kinh tế, cuốc nhặt bỏ gốc rễ, đào hố rộng và sâu theo đường đồng mức để trồng cà phê, xử lý đất dần trong quá trình chăm sóc.

202003110734SA3
3. Kỹ thuật thiết kế vườn cây cà phê chè mới
– Nếu khu đất có diện tích lớn, địa hình ít phân cắt, cần thiết kế thành từng khoảng 10 – 15 ha, chiều dài theo đường đồng mức. Trong khoảnh chia ra thành từng lô khoảng 1 ha (50 x 20 m).
– Nếu khu đất hẹp, địa hình phân cắt mạnh thì chia lô theo đường phân cách của địa hình.
Giữa các lô tùy theo địa hình mà có các đường phân lô rộng 2 – 3 m theo đường đồng mức.
4. Kỹ thuật đào hố trồng cây cà phê chè
– Thiết kế hàng cà phê chè theo đường đồng mức nếu trồng trên đất dốc. Mật độ trồng phụ thuộc vào giống và độ dốc như bảng sau:

Giống

Độ dốc < 8o Độ dốc > 8o

Khoảng cách

(m)

Mật độ

(cây/ha)

Khoảng cách

(m)

Mật độ

(cây/ha)

Các giống thấp cây

2 x 1,0 5.000 2 x 0,8

6.250

Các giống cao cây 2,5 x 1,5 2.667 2,5 x 1,0

4.000

– Kích thước hố 40 cm x 40 cm x 50 cm. Để riêng lớp đất mặt sang một bên.
– Trộn lớp đất mặt với 5 – 6 kg phân hữu cơ và 0,2 – 0,3 kg phân lân nung chảy và lấp xuống hố.
5. Kỹ thuật trồng mới cây cà phê chè
– Lấp hố khoảng 20 – 30 ngày, khi trồng phải trộn đất và phân trong hố một lần nữa, sau đó cuốc một hố sâu 15 – 20 cm chính giữa hố. Dùng dao rạch và bóc túi bầu, cắt xén đáy bầu. Loại bỏ những cây rễ cong, rễ dị dạng, 2 rễ cọc. Đặt cây xuống hố và điều chỉnh cho thẳng đứng và thẳng hàng. Mặt bầu cách mặt đất 5 – 6 cm, ở các tỉnh Tây Nguyên mặt bầu cách mặt đất 10 – 15 cm, mỗi hố trồng 1 cây; Lấp đất từ từ, vừa lấp vừa lấy tay lèn quanh thành bầu hoặc dùng chân dậm quanh bầu cho chặt. Chú ý không làm vỡ bầu.
– Trên đất dốc sau khi trồng xong phai tạo ổ gà quanh gốc, nén chặt thành để tránh đất lấp cây; ổ gà rộng hơn hố cà phê.
– Trồng dặm kịp thời những cây chết, cây yếu, cây trồng dặm phải tốt, đủ tiêu chuẩn.

Trong moi cay ca phe che 51

6. Kỹ thuật trồng cây che bóng và cây trồng xen
* Cây che bóng lâu dài
– Cây muồng đen: Khoảng cách trồng 20 x 20 m.
– Cây keo đâu, muồng lá nhọn: 6 x 6 m. Các loại cây này được gieo vào bầu, chăm sóc cẩn thận, khi đạt độ cao 40 – 60 cm mới đem trồng. Cây che bóng trồng đồng thời với cây cà phê hoặc trước lúc trồng cây cà phê chè 1 năm.
– Vị trí trồng cây che bóng là ở trên hàng cà phê để không làm ảnh hưởng tới việc đi lại chăm sóc và thu hoạch.
– Khi cây che bóng tốt phải thường xuyên tỉa cành ngang, tán cây che bóng phải cách tán cà phê 2 – 3 m thời kỳ đầu và 4 m vào thời kỳ kinh doanh.
* Cây che bóng tạm thời
– Muồng hoa vàng, đậu công, đậu triều, … là những cây che bóng tạm thời thích hợp cho cây cà phê chè thời kỳ kiến thiết cơ bản.
– Gieo vào đầu mùa mưa, gieo giữa 2 hàng cà phê chè; cách 2 – 3 hàng cà phê chè gieo 1 hàng. Khi cây tốt thường xuyên tỉa và ép xanh cho cây cà phê chè.
* Cây trồng xen
– Có thể dùng lạc, đậu tương, đậu xanh, đậu đen, đậu hồng đáo, … gieo cách gốc cà phê ít nhất 40 – 50 cm, bón phân và chăm sóc theo yêu cầu cảu từng loại cây xen. Khi thu hoạch thì thân lá dùng làm cây tủ gốc hoặc đào rãnh vùi sâu vào đất.
– Các cây phân xanh họ đậu: Muồng hoa vàng, đậu công, đầu triều, đậu mèo ngồi và trinh nữ không gai gieo vào giữa 2 hàng cà phê, gieo cách gốc cà phê 30 – 40 cm, gieo vào các tháng đầu mùa mưa. Khi ra hoa thì cắt thân lá vùi vào đất, có thể cắt 2 – 3 lần/năm. Không gieo xen các cây cốt khí, ngô, lúa, sắn vào vườn cà phê.

trong xen cay lac1

Trồng xen cây lạc trong vườn cà phê chè trồng mới
7. Kỹ thuật bón phân cho cây cà phê chè trồng mới
* Liều lượng phân bón tính cho 1 ha/năm: 100 – 130 kg phân ĐẠM GAP + 1.000 – 1.200 kg FOSFATO + 100-120 kg phân FRUIT GAP.
* Thời điểm bón phân cho cây cà phê chè trồng mới

Loại phân

Tỷ lệ bón (%)

Tháng 2 – 3

Tháng 4 – 5 Tháng 6 – 7 Tháng 9 – 10

Đạm GAP

20

30 30

20

Fosfato 100

Fruit Gap 20 30 30

20

* Phương pháp bón
– Nếu vườn cà phê có địa hình bằng phẳng thì bón vùng theo tán cây. Nếu cà phê trồng trên đất dốc thì bón phân theo một nửa độ tán phía trên dốc theo dạng hình bán nguyệt.
– Đối với cây cà phê trồng mới bón cách gốc 10 cm thành dải rộng 20 cm ra phía ngoài mép lá.
– Trong vùng dải bón phân cào sâu 5 – 7 cm để rải phân sau đó lấp đất lại cùng với tàn dư thực vật có trên vườn.
– Phân chuồng và các loại phân hữu cơ bón theo rãnh vào đầu hay giữa mùa mưa, rãnh đào một phí theo mép tán lá, rộng 15 – 20 cm sâu 20 – 25 cm, đua phân xuống rãnh, lấp đất.

ppb3zuy2

Kỹ thuật bón phân cho cây cà phê chè
* Một số lưu ý khi bón phân hóa học:
– Không được trộn phân đạm hoặc phân có chứa đạm với vôi và phân lân Văn Điển, phân lân Ninh Bình.
– Không bón vào những ngày nắng gắt, nhiệt độ trên 30oC, những lúc mưa và rét nhiệt độ dưới 15oC.
– Chọn thời điểm khi đất có độ ẩm thích hợp (trên độ ẩm cây héo; nghĩa là cà phê chưa héo cho phép bón phân nhưng phải lấp kín).
8. Kỹ thuật tưới nước cho cây cà phê chè trồng mới
– Ở Tây Nguyên vào mùa khô cần tưới khoảng 3 – 4 đợt, mỗi đợt cách nhau 20 – 25 ngày, lượng nước tưới cho cây trồng mới từ 200 – 300 m3/ha/1 lần tưới.
– Cà phê chè trồng ở phía Bắc : (Từ đèo Hải Vân trở ra ) không cần tưới, những nơi có điều kiện thuận lợi nên tưới vào những thời điểm khô hạn kéo dài.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *