Quy trình canh tác lúa gieo sạ

gieo sa
  1. Chuẩn bị ruộng gieo:Cần quy hoạch gọn vùng, gieo tập trung để tiện tưới, tiêu, chăm sóc và bảo vệ.

– Làm đất kỹ, nhuyễn phẳng, sạch cỏ dại và bón lót đầy đủ.

– Để lắng bùn sau đó vét rãnh xung quanh ruộng, lên luống và giữ nước đến khi gieo. Nếu gieo bằng giàn kéo tay, luống rộng bằng chiều dài của giàn kéo, nếu gieo bằng tay làm luống rộng từ 2 – 2,5m.

  1. Lượng giống và tiêu chuẩn mộng mạ:

– Lượng giống sử dụng cho gieo thẳng căn cứ vào mật độ gieo và loại giống nên sử dụng từ 1 – 2 kg giống lúa thuần, 1 – 1,5 kg lúa lai cho 1 sào.

– Tiêu chuẩn mộng mạ: Ngâm ủ theo đúng kỹ thuật điều chỉnh để mộng dài bằng 1/3 – 1/2 hạt thóc, rễ dài bằng hạt thóc khi gieo sẽ giúp cây lúa nhanh phát triển hạn chế ảnh hưởng của các điều kiện bất thuận.

  1. Thời vụ:Trên cùng một giống lúa, thời vụ gieo thẳng muộn hơn gieo mạ để cấy từ 7 – 10 ngày, chỉ gieo trong những ngày có nhiệt độ trên 150
  2. Kỹ thuật gieo:

* Chuẩn bị trước khi gieo: Tháo cạn nước, dùng ống luồng hoặc tấm ván trang trại lại mặt luống để đảm bảo khi gieo hạt giống đủ chìm và không bị đọng nước trên mặt luống.

* Đối với gieo bằng tay: Trước khi gieo cần chia nhỏ lượng mộng mạ cho từng luống rồi tiến hành gieo để đảm bảo mật độ, nên gieo làm 2 lần để đảm bảo độ đồng đều.

* Đối với gieo bằng dàn kéo tay: Tùy theo từng chân đất, giống lúa mà điều chỉnh mật độ gieo cho phù hợp:

– Đất vàn cao, mầm hơi dài thì dùng dây chun hoặc băng dính bịt bớt hàng lỗ thưa và gieo bằng hàng lỗ dày.

– Đất vàn, vàn thấp, mầm ngắn thì dùng dây chun bịt bớt hàng lỗ dầy và gieo bằng hàng lỗ thưa.

– Đổ giống vào trống: Mở nắp trống, chia đều lượng giống vào trong các trống (chỉ đổ đầy 2/3 trống) và đóng nắp lại. Không được đổ đầy, hạt giống sẽ không xuống được.

– Gieo hạt.

+ Đưa giàn gieo vào vị trí gieo, kéo thẳng theo chiều mũi tên trên nắp trống, khi tới đầu bờ nhắc giàn gieo lên và đặt một bánh ở lần kéo sau trùng với bánh ở lần kéo trước rồi tiếp tục kéo, cứ như vậy đến khi gieo hết ruộng.

+ Trước khi kéo phải đẩy lùi giàn gieo về phía sau để hạt giống văng ra ngay từ đầu hàng và kéo đều tay. Khi đang kéo mà dừng lại, nếu muốn kéo tiếp phải đẩy lùi, kéo đi, kéo lại tại chỗ cho hạt giống rơi xuống rồi mới kéo tiếp, nếu không làm như vậy thì sẽ có một khoảng trống sau này phải dặm lại.

+ Khi gần hết ruộng phải mở nắp trống ra, kiểm tra lượng giống bên trong để điều chỉnh kịp thời.

* Sau khi gieo nếu hạt mộng chưa chìm hẳn có thể dùng nilon mỏng kéo lướt trên mặt luống để hạt chìm hơn hạn chế sự gây hại của chim, chuột và tăng cường khả năng chống rét của cây lúa.

  1. Phân bón và cách bón phân:
QUY TRÌNH CHĂM BÓN CHO CÂY LÚA GIEO SẠ
STT Giai đoạn chăm bón Loại phân Lượng bón
1 Bón lót trước hoặc sau sạ 2-3 ngày ORG GAP 12.5
2 Bón đẻ nhánh sau sạ 20-25 ngày BEST GAP 6
3 Bón lúa đứng cái đón đòng 40-45 ngày BEST GAP 6.5
   

 

  1. Chăm sóc:

– Phun thuốc trừ cỏ: Đối với lúa gieo thẳng phun thuốc trừ cỏ là yêu cầu bắt buộc, dùng Sofit 300 EC hoặc Prefit 300EC phun ngay sau khi gieo từ 1 – 3 ngày (hoặc có thể sử dụng một số loại thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm khác và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì). Sau khi phun phải giữ nước ở rãnh để đảm bảo ruộng luôn đủ ẩm, không để nứt nẻ ít nhất trong vòng 1 tuần để phát huy hiệu lực của thuốc và tăng khả năng chống rét cho lúa. Lưu ý không phun thuốc trừ cỏ vào những ngày nhiệt độ trung bình dưới 150C, nếu điều kiện không cho phép phun thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm thì có thể sử dụng thuốc trừ cỏ hậu  nẩy mầm phun khi cấy lúa được trên 2,5 lá và có nước nông trên ruộng.

– Khi lúa 2 – 2,5 lá đưa nước láng mặt ruộng, kết hợp bón thúc lần 1, dặm tỉa sơ bộ, sau đó giữ nước từ 2 – 3 ngày rồi tháo cạn và giữ luống đủ ẩm.

– Khi lúa đạt 5 – 6 lá, đưa nước trở lại, bón thúc lần 2, kết hợp làm cỏ sục bùn, tỉa dặm và dữ mực nước từ 3 – 5cm để lúa đẻ nhánh được thuận lợi.

– Khi lúa đẻ đủ số dảnh cơ bản (khoảng 350 dảnh/m2). Rút nước phơi ruộng để ruộng nứt nẻ chân chim. Khi lúa bắt đầu phân hoá đòng, đưa nước trở lại, kết hợp bón phân thúc đòng, giữ nước cho đến khi lúa chín đỏ đuôi, tháo cạn nước để thu hoạch được thuận lợi.

  1. Phòng trừ sâu bệnh:

Cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để điều tra, phát hiện và phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu, bệnh hại, đặc biệt là chuột hại và ốc bươu vàng ngay từ đầu vụ.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *