Quy trình trồng và chăm sóc cây Đậu tương

  1. Lựa chọn giống, đất trồng
  • Giống

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên và trình độ thâm canh của các vùng để lựa chọn các giống đậu tương phù hợp. Một số giống dược sử dụng phổ biến, ổn định về năng suất cũng như sinh trưởng ở các vùng sinh thái như: DT84, DT90, DT94, DT95, DT96, DT99, DT12, DT2001, DT2008, DDVN6, DDVN10, AK06, DDT93…

  • Đất trồng
  • Đậu tương không kén đất nhưng để cây phát triển đạt annwg suất tối đa nên ưu tiên trồng trên đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, giữ ẩm và thoát nước tốt, đất cát pha, đất thịt nhẹ hay đất phù sa ven sông.
  • Cày sâu, bừa kỹ, làm đất nhỏ, nhặt sạch cỏ dại, bằng phẳng, tơi xốp. Nếu đất đồi dốc cần làm theo đường dồng mức để chống xói mòn. Lên luống, tạo rãnh kịp thời khi mưa to, luống rộng 1,2 – 1,5m, rãnh rộng 30 – 35 cm, sâu 23 – 30cm.
  1. Thời vụ, mật độ trồng
  • Thời vụ

Các giống đậu tương thích ứng rộng có thể trồng quanh năm, nhưng để phát huy hết tiền năng năng suất và sinh trưởng của gióng nên trồng theo khung thời vụ của từng địa phương. Thời gian trồng đậu tương:

  • Vụ Xuân: 15/2-15/3
  • Vụ Hè thu: 15/6-15/7.
  • Vụ Hè: 20/5-15/6.
  • Vụ Đông: 10/9-5/10.
  • Mật độ trồng

Tùy thuộc vào giống, thời vụ trồng, trình độ thâm canh mà có mật độ trồng khác nhau

  • Vụ Xuân: 30cm x7cm (40 – 45 cây/m2)
  • Vụ Hè Thu: 35cm – 40cm x 5 – 7 cm (35 – 40 cây/m2)
  • Vụ Đông: 30cm – 35cm x 5 – 7cm (50 – 60 cây/m2)

Lượng giống gieo: 50 – 60kg/ha

  1. Phương pháp gieo

Thông thường bà con thường áp dụng theo 4 phương pháp sau:

  • Gieo vãi: thông thường, phương pháp gieo vãi được áp dụng với những ruộng có chân đất cao, thoát nước tốt, rãnh theo luống hoặc đường băng. Chia hạt theo luống hoặc đường băng để rắc cho đều. sau khi gieo phải tiến hành che phủ cho hạt và kiểm tra kỹ việc thoát nước cho ruông.
  • Gieo luống không làm đất: đặt sát gốc rạ, làm rãnh cách nhau khoảng 1,5m, rạch thành hàng ngang luống, sâu 3-5 cm, hàng cách hàng 30 – 35 cm và gieo hạt theo hàng, hạt cách hạt 3 – 5 cm.
  • Gieo luống làm đất: lên luống rộng 1,2 m, rãnh rộng 30 – 40 cm, sâu 20 – 25 cm. Dùng cuốc tạo thành rạch ngang sâu 2 – 3 cm, rạch cách nhau 30 cm. Tra hạt theo hốc 2 – 3 hạt với hốc cách hốc 7 – 12 cm.
  • Tra gốc rạ: Thu hoạch lúa xong, tạo rãnh thoát nước như trường hợp gieo vãi. Dùng tay gạt nghiêng gốc rạ, tra mỗi gốc rạ 2 hạt vào kẽ tiếp xúc giữa đất và gốc rạ, tuyệt đối không tra vào giữa gốc rạ, hạt đậu sẽ không hút được ẩm để nảy mầm. Hai hàng lúa thì gieo 1 hàng đậu tương. Lượng giống 60 kg/ha.
  1. Dinh dưỡng

 Đậu tương phát triển thân cành mạnh nhất vào thời điểm ra hoa rộ. đây là lúc hai quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực cạnh tranh nhau  nên vấn đề thiếu hụt dinh dưỡng rất dễ xảy ra. Vì vậy cần cân đối đủ dưỡng dưỡng trước khi cây bắt đầu bước vào giai đoạn này, đồng thời tạo điều kiện để bộ rễ phát triển mạnh, tăng số lượng nốt sần hữa hiệu tối đa.

Sử dụng công thức phân GAP cải tạo tơi xốp, tăng kết cấu đất, tăng sức chống chịu của cây với sâu bệnh hại và thời tiết, giữ được bộ lá xanh bền, quả đều, hạt mẩy:

Lượng bón cho 1ha: 5 – 6 tấn phân chuồng hoai mục + 700 – 800kg GAP ORGAN + 300 – 400kg FRUITGAP + 70 – 80kg ĐẠM GAP.

  • Bón lót: 100% phân chuồng hoai mục + 100% GAP ORGAN trước lúc bừa lần cuối cùng hoặc rải vào rãnh, phủ một lớp đất mỏng.
  • Bón thúc lần 1: ½ lượng FRUITGAP + ½ lượng ĐẠM GAP (khi cây được 2 – 3 lá thật)..
  • Bón thúc lần 2: lượng phân còn lại (khi cây được 5 – 6 lá thật kết hợp làm cỏ vun gốc)
  1. Chăm sóc
  • Trồng dặm, tỉa: khi cây có 1 – 2 lá thật, tiến hành kiểm tra đồng ruộng, phát hiện cây chết cần tiến hành trồng dặm ngay để đảm bảo dộ đồng đều, chỉ để 1 – 2 cây/khóm.
  • Xới xáo: làm cỏ, vun xới đợt 1 khi cây có 2 – 3 lá thật, xới nhẹ vào gốc, tỉa dặm cây loại bỏ cây yếu và tránh để cây lấn át nhau. Đợt 2 khi cây có 5 – 6 lá thật, vun cao, cới nhẹ kết hợp bón thúc lần 2.
  • Tưới nước: đảm bảo độ ẩm đồng ruộng từ 65 – 70%, nước tưới vào các thời kỳ 2 – 4 lá thật, thời kỳ ra hoa, đậu quả, quả phát triển (cần bổ sung nước bất kỳ giai đoạn nào để đảm bảo độ ẩm cho ruộng).
  • Cách tưới: tưới ngập 2/3 rãnh, sau đó tháo cạn.
  1. Sâu bệnh hại

 Chú ý phòng trừ một số sâu bệnh hại chủ yếu như giòi đục thận, đục ngọn, sâu đục quả, bệnh héo xanh, lở cổ rể, gỉ sắt… thường xuyên kiểm tra dùng thuốc đặc hiệu để phòng trừ bệnh kịp thời, hiệu quả.

  1. Thu hoạch

 Khi trên cây có 80 – 85% quả chuyển màu vàng sẫm (quả chín), bộ lá chuyển màu vàng và rụng là có thể thu hoạch đậu tương. Nên thu hoạch vào ngày nắng ráo để tiện vận chuyển và phơi. Cắt gom cây rải trên nền gạch hoặc bê tông, phơi 3 – 4 nắng, đập tách hạt hoặc tuốt trên máy, phơi lại hạt để hạt khô đạt độ ẩm 12 – 15%, đảm bảo điều kiện bảo quản.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *