TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CAM V2

cay cam
  1. Đặc tính cây cam V2 (Valencia)

    Cam V2 (Valecia) là giống cam ngọt chín muộn (vào tháng 1,2), khả năng thích nghi khá rộng, cây kháng bệnh tốt. Cây cam V2 sinh trưởng phát triển tốt, phân cành đều, cây cân đối, khả năng ra hoa đậu quả cao. Quả cam V2 dễ bảo quản và bảo quản được lâu trên cây, thành phần và chất lượng nước quả tuyệt hảo. Quả cam V2 to trung bình (190,0 – 250,0 g/quả), có thể lưu giữ trên cây lâu mà không bị giảm chất lượng, vỏ quả mỏng, vàng đẹp với độ dày trung bình 3,0 mm, lõi quả vàng ươm, số múi trung bình trên quả là 11, hàm lượng nước cao, tỷ lệ xơ thấp, chất lượng thơm, ngọt đậm, ít hạt, khả năng kháng bệnh (bệnh loét, chảy gôm, nấm đen gốc, khô cành) tốt hơn so với các giống hiện có trong nước.

  1. Chuẩn bị đất trồng

    Ở các tỉnh phía Bắc thời vụ trồng cam quýt là mùa xuân (tháng 2 – 4)  hoặc mùa thu. Nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân hoặc đầu mùa mưa. Mật độ trồng 4m x 5m hoặc 5m x 5m (400 – 500 cây/ha).

    Hố trồng cam có kích thước 0,8 x 0,8 x 0,8m hoặc 1 x 1 x 1m, khi đào hố cần lưu ý để lớp đất mặt về một phía, lớp đất phía dưới về một phía. Sau khi đào hố xong, hố được phơi khô ít nhất là 1 tháng. Ở các vùng đất cứng, thoát nước kém hố đào sâu có thể trở thành vũng nước mưa, gây nghẹt rễ, cần có biện pháp thoát nước. Dùng dao rạch túi bầu, cắt bớt những rễ dài xung quanh bầu, tránh vỡ bầu, đặt cây con đúng tâm của hố trồng đã chuẩn bị. Mặt trên bầu ngang với mặt đất. Lưng mắt ghép quay về hướng gió chính, cây đặt thẳng đứng, lấp đất và ấn chặt xung quanh bầu để cây đứng. Cắm cọc và buộc dây vào thân chính của cây con, sau đó tưới nước.

  1. Chăm sóc cây thời kỳ kiến thiết cơ bản

    Bón phân theo chủng loại và liều lượng quy định: Lần 1 từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2 (thúc lộc, cành xuân), lần 2 vào tháng 4 (thúc lộc hè), lần 3 vào tháng 7 (thúc lộc thu), lần 4 bón tháng 11 – 12, ủ gốc giữ ấm cho cây.

Lượng bón: 1 – 3 kg KOMORI + 0,3 – 0,5 kg ĐẠM GAP /năm.

Phương pháp bón rắc đều xung quanh mép tán, bón khi trời mưa nhỏ hoặc sau khi mưa tạnh. Hằng năm bón thêm phân hữu cơ thì trộn đều với phân bón FOSFATO, ủ trước khi bón 1 – 2 tháng, đào rãnh quanh mép tán, rải phân và lấp kín.

    Khi cây được 1 tuổi, tiến hành tạo tán: cành cấp 1 cách mặt đất 30 – 40cm, khi cành cấp 1 dài 20 – 30cm, bấm ngọn để tạo thành 2 – 3 cành cấp 2. Mỗi cây chỉ để 3 cành cấp 1 phân đều về các hướng. Cành mang quả là cành cấp 4, phân bố đều xung quanh tán cây.

    Dãy cỏ hoặc phun thuốc trừ cỏ trước khi bón phân trong phạm vi tán lá. Trong 1-2 năm đầu, trồng xen các loại cây họ đậu (lạc, đậu tương…) để cải tạo đất; tưới nước thường xuyên để giữ ẩm.

  1. Chăm sóc cây thời kỳ kinh doanh

    Đặc điểm riêng biệt của giống cam V2 là cây vẫn mang quả trên cây của vụ trước nhưng vẫn phân hóa mầm hoa của vụ sau. Số lượng, chất lượng của các đợt lộc có ý nghĩa quan trọng với sự sinh trưởng phát triển cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất quả thu được ở cây cam V2. Cành xuân thường là những cành mang quả, nếu số lượng nhiều, khỏe thì số lượng quả cũng sẽ nhiều; cành hè là những cành dinh dưỡng nuôi quả, một phần sẽ là cành mẹ của cành mang quả năm sau; cành thu vừa có chức năng là cành dinh dưỡng nuôi quả nhưng chủ yếu sẽ là cành mẹ của cành mang quả năm sau, do vậy chất lượng của cành thu rất quan trọng đối với vụ quả năm sau. Nắm được đặc điểm của giống để có chế độ chăm sóc bón phân phù hợp.

– Sau thu hoạch (tháng 1 – tháng 2): Cây cằn cỗi, chủ yếu lá già, xuất hiện nhiều lá vàng và rụng. Trong giai đoạn này cần quan tâm cắt tỉa tạo tán, đảm bảo lượng phân bón giúp cây phục hổi sinh trưởng, phát triển rễ mạnh nhất.

Lượng bónFOSFATO 5 – 7 kg/cây.  Có thể sử dụng GAP ORGAN thay thế FOSFATO

– Giai đoạn ra hoa và lộc xuân: tính từ khi bắt đầu ra hoa đến khi hoa rụng hết. Cân đối dinh dưỡng giúp hoa phát triển thành thục và bộ lá phát triển mạnh.

Lượng bónKOMORI 2 – 2,5 kg/ cây. Đảm bảo độ ẩm trước khi bón.

– Giai đoạn quả phát triển và lộc hè: bắt đầu sau khi quả được hình thành. Giai đoạn này quả sẽ phát triển, tăng mạnh về kích thước; xuất hiện nhiều cành vượt và có hiện tượng rụng quả sinh lý.

Lượng bónEXPRESSO 1,5 – 2 kg/cây. Kết hợp cắt bỏ cành vượt.

– Giai đoạn lộc thu và quả chín: tính từ khi lộc thu xuất hiện đến khi quả chín. Quá trình biến đổi các chất diễn ra mạnh (tăng hàm lượng đường và hương vị quả). Giai đoạn này sẽ quyết định năng suất vườn cây ăn trái và tiền đề cho quá trình phân hóa mầm hoa vụ tới.

Lượng bónFRUITGAP 2 – 2,5 kg/cây. Có thể chia nhỏ lượng phân thành 3 – 4 lần bón.

Chủ động phòng trừ các loại sâu bệnh như: Sâu vẽ bùa, Nhện đỏ, Sâu đục thân cành, Nhện giám vàng, Ngài chích hút quả, Ruồi vàng đục qủa, Bệnh loét cam quýt, Bệnh chảy gôm, Bệnh thối nâu quả, Bệnh phấn trắng, Bệnh Greening./.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *