Trồng và chăm sóc Thanh long

  1. Thời vụ, mật độ
  • Thời vụ

Thanh long có thể trồng quanh năm, tốt nhất nên trồng vào mùa xuân và mùa thu, phổ biến trồng từ tháng 10 đến tháng 11. Những nơi thiếu nước trồng vào đầu mùa mưa khoảng tháng 5 tháng 6, xuống giống trong thời gian này gặp khó khăn vì mùa thanh long ra hoa nên thiếu hom. Do vậy phải có kế hoạch chuẩn bị hom giâm từ trước.

  • Mật độ trồng

 Thanh long là cây ưa sáng, cần ánh nắng, nên trồng với mật độ 900 – 1.100 trụ/ha (cây cách cây 3 – 3,5m; hàng cách hàng 3 – 3,5m), đảm bảo quang hợp cũng như thuận tiện cho việc đi lại chăm sóc.

  1. Chuẩn bị hom giống, trụ trồng và đất trồng
  • Hom giống

Tiêu chuẩn chọn cành làm hom giống:

  • Tuổi cành trung bình từ 1 đến 2 năm tuổi trở lên
  • Chiều dài hom tốt nhất từ 50 – 70cm, hom mập, màu xanh đậm, không khuyết tật hay sâu bệnh
  • Các mắt mang chùm gai phải tốt, khả năng bật chồi tốt.

Sau khi cắt hom, hom được dựng nơi nền đất khô ráo, thoáng mát, trong vòng 10 – 15 ngày, hom bắt đầu nhú rễ thì đem trồng.

  • Chuẩn bị trụ trồng

Có thể dùng trụ gỗ, trụ gạch hoặc trụ xi măng cốt thép để làm trụ trồng thanh long.

  • Trụ gỗ: cây trụ được chọn có đường kính trên 25cm, dài 2,5 – 2,7m, sau khi chôn trụ cao khoảng 2m, trên đỉnh trụ đóng một khung bằng gỗ, thanh ngang hay vòng tròn để đỡ tán thanh long, trụ gỗ không được sử dụng hổ biến vì chi ohis đầu tư cao, thời gian sử dụng ngắn.
  • Trụ xi măng cốt thép đang được khuyến cáo và sử dụng phổ biến với kính thước cạnh vuông từ 12 – 15cm, cao từ 1,6 – 2m, chôn sâu 0,4 – 0,5m tùy vào vùng đất, chiều cao từ mặt đất đến đỉnh trụ là 1,2 – 1,5m, phía trên có 2 – 4 thanh sắt đua ra ngoài 20 – 25cm được bẻ cong theo 4 hướng dùng làm giá đỡ cành thanh long sau này.
  • Làm đất trồng
  • Đất cao: khai thác các chân đất như đất rừng, đất thổ cư, các khu vườn tạp, phần lớn là loại đất xám bạc màu, nhiều cát.

Cắm cọc, đào lỗ xuống trụ, sau khi chôn trụ thì đào quanh trụ sâu khoảng 20cm, rộng 1,5cm, cho phân lót phủ đất và đặt hom.

  • Đất thấp: cần lên liếp trước khi trồng, chiều cao mặt liếp so với mực nước trong mương khoảng 40cm, để đề phòng ngập nước trong mùa mưa.

Đất cần được cày bừa kỹ, phơi đất, trừ sạch cỏ để giảm cho phí làm cỏ sau này, cần chú ý cỏ tranh, cỏ róm, cỏ ống,… trên đất phèn.

  1. Cách trồng

Đặt 4 hom quanh 4 phía của trụ, cao hơn mặt đất 5cm để tránh thối gốc. Áp phần phẳng của hom vào mặt phẳng của trụ để sau này hom ra rễ sẽ nhanh bám vào trụ. Dùng dây nilon hoặc dây vải cột cố định hom vào trụ, sau đó tưới nhẹ, dùng rơm hoặc cỏ khô tủ gốc giữ ẩm.

img 3396 9aba7d8198574bf5ba4a21d1f902b3cb master
  1. Dinh dưỡng
  • Bón lót

Để tạo tiền cho thanh long phát triển bền vững, cho năng suất cao, chất lượng ổn định, bà con nông dân nên ưu tiên sử dụng các loại phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học để bón cho cây.

Công thức phân GAP được sử dụng: 30 – 40kg phân chuồng hoai mục + 2 – 3kg GAP ORGAN hoặc FOSFATO .

  • Thời kỳ kiến thiết cơ bản

Được tính từ khi trồng đến khi cây 2 năm tuổi

Thời kỳ này, cây cần nhiều đạm, lân để phát triển cành và rễ. Cành và rễ khỏe thì cây mới cho thu sớm và năng suất cao.

Sử dụng công thức phân GAP bón thời kỳ kiến thết cơ bản cho cây sinh trưởng khỏe, tăng sức chống chịu với sâu bệnh hại và thời tiết.

  • Cây 1 năm tuổi: 50 – 80g ĐẠM XANH + 150 – 200g KOMORI /trụ, bón định kỳ 1 tháng 1 lần.

Rạch rãnh sâu 10 – 15cm, cách gốc 20 – 40cm, rải phân, lấp đất, dùng rơm rạ tủ lên trên, tưới nước đủ ẩm.

Lưu ý : Sau trồng 6 tháng cần cung cấp thêm phân hữu cơ: 7 – 8kg phân chuồng hoai mục + 2 – 3kg GAP ORGAN hoặc FOSFATO hoặc VINAGAP/trụ, tạo độ tơi xốp, thông thoáng để hệ rễ phát triển hấp thụ dinh dưỡng tốt đi nuôi thân cành.

  • Cây 2 năm tuổi: 80 – 100g ĐẠM XANH + 200 – 250g KOMORI /trụ, bón định kỳ 1 tháng 1 lần.

Rạch rãnh sâu 15 – 20cm, cách gốc 60 – 80cm, rải phân, lấp đất, dừng rơm rạ tủ lên trên, tưới nước đủ ẩm.

Lưu ý: cần bổ sung phân hữa cơ 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa với liểu lượng 10 – 15kg phân chuồng hoai mục + 2 – 3kg GAP ORGAN hoặc FOSFATO hoặc VINAGAP/trụ, giúp cây tăng trưởng mạnh, lực khỏe chuẩn bị bước sang thời kỳ tiếp theo.

2cfbc1201983fbdda292 60a9c621442f4615939e8dc5d96e550a master
  • Thời kỳ kinh doanh

 Thanh long mỗi năm có thể cho thu hoạch 3 vụ, chính vì vậy nhà vườn cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để cây không bị suy kiệt sau mỗi vụ và đủ sức để cho năng suất ổn định ở các vụ tiếp theo, không xảy ra tình trạng năm được mùa, năm mất mùa.

 Sử dụng công thức phân GAP thời kỳ kinh doanh để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

Chính vụ

Lượng phân sử dụng (kg/trụ):

Tuổi câyLoại phânKết thúc vụ nghịchPhân hóa mầm hoaNuôi nụNuôi quả
3 – 5Komori1 – 1,5   
Expresso 0,8 – 1  
Fruitgap  0,5 – 0.80,5 – 0.8
6 – 8Komori1,5 – 2   
Expresso 1 – 1,5  
Fruitgap  0,8 – 10,8 – 1
>8Komori2 – 2,5   
Expresso 1,5 – 2  
Fruitgap  1 – 1,21 – 1,2

Trái vụ (thắp đèn)

Lượng phân sử dụng (kg/trụ):

Tuổi câyLoại phânTrước thắp đèn 10 – 15 ngày3 – 5 ngày sau ngưng thắp đèn.40 – 45 ngày sau ngưng thắp đèn
3 – 5Expresso0,8 – 1  
Fruitgap 0,8 – 10,8 – 1
6 – 8Expresso1 – 1,2  
Fruitgap 1 – 1,21 – 1,2
>8Expresso1,2 – 1,5  
Fruitgap 1,2 – 1,51,2 – 1,5
  1. Chăm sóc
  • Cắt tỉa, tạo hình

Từ mặt đất đến đỉnh trụ, chỉ chọn để lại 1 cành, trong thời gian này cần cột cành sát vào trụ để rễ khí sinh bắm chắc vào trụ, đỡ cành, giúp cành không bị gãy khi gặp mưa gió. Các cành mới trên đỉnh trụ được cắt tỉa theo nguyên tắc 1 cành mẹ 2 cành con, chọn các cành to khỏe để lại, cắt tỉa tạo tán tròn và phân bố đều quanh trụ. Thường xuyên tỉa bỏ các cành tai chuột, cành sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán, cành cho ra quả 2 – 3 năm.

  • Tưới nước

Cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.

  • Phòng trừ cỏ dại:

Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *