Nếu dịch Covid-19 được kiểm soát, thị trường tiêu thụ nông thủy sản của Trung Quốc dự báo có thể phục hồi lại vào cuối tháng 4, đầu tháng 5/2020.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), Trung Quốc đã giảm thuế 80 mặt hàng thực phẩm (trong tổng số trên 800 mặt hàng) để thúc đẩy nhập khẩu đáp ứng nhu cầu trong nước theo từng phân khúc/khu vực thị trường.
Cụ thể, khu vực Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thẩm Quyến có xu hướng tiêu dùng thích những sản phẩm nhập khẩu chất lượng cao, chú trọng tới vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm; Khu vực Thái Hưng, Trường Hưng, Giang Tô, các vùng gần biên giới Việt Nam… ưa chuộng các sản phẩm có mức giá vừa phải.
Với thị trường nông sản của EU và Hoa Kỳ, dự kiến đến tháng 6, tháng 7/2020, thị trường nhập khẩu nông sản mới có thể kích hoạt phục hồi lại. Hoa Kỳ có nhu cầu lớn về các sản phẩm nhiệt đới như thanh long, nhãn, chôm chôm và vú sữa. Thị trường Eu có nhu cầu các loại rau quả chế biến (nước chanh, nước dứa, gừng xay, nước dừa, cơm dừa sấy…); trái cây tươi: thanh long, nhãn, sầu riêng, dưa hấu, măng cụt, vải, xoài…
Đối với thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, dự kiến đến tháng 6, tháng 7/2020, thị trường nhập khẩu nông sản mới có thể kích hoạt phục hồi lại. Nhật Bản có nhu cầu lớn về các sản phẩm nhiệt đới như: thanh long, chuối, xoài, nhãn, chôm chôm. Hàn Quốc có nhu cầu các loại rau quả chế biến (nước chanh, nước dứa, gừng xay, nước dừa, cơm dừa sấy…); trái cây tươi: thanh long, nhãn, sầu riêng, dưa hấu, măng cụt, vải, xoài…
Bên cạnh đó, các thị trường khác như Canada, Nga… sẽ có nhu cầu các loại rau quả chế biến (nước chanh, nước dứa, gừng xay, nước dừa, cơm dừa sấy…); trái cây tươi (thanh long, nhãn, sầu riêng, dưa hấu, măng cụt, vải, xoài…); các sản phẩm như cà phê, các sản phẩm thủy sản…