BÁO CÁO KẾT QUẢ MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN GIỐNG LÚA VT404 SỬ DỤNG PHÂN BÓN GAP KHÉP KÍN CHO CÂY LÚA TẠI XÃ QUANG SƠN, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN VỤ MÙA NĂM 2018

mo hinh lua tai dong hy

BÁO CÁO KẾT QUẢ MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN GIỐNG LÚA VT404 SỬ DỤNG PHÂN BÓN GAP KHÉP KÍN CHO CÂY LÚA TẠI XÃ QUANG SƠN, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN VỤ MÙA NĂM 2018

       Vụ mùa năm 2018, thực hiện kế hoạch công tác khuyến nông năm 2018 về chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, Trạm Khuyến Nông huyện Đồng Hỷ phối  hợp với Công Ty Cổ Phần GAP Việt Nam triển khai thực hiện mô hình trình diễn sử dụng phân bón khép kín cho cây lúa, tại xóm Na Oai, xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

mo hinh lua dong hy 198ce99baa9f477581b493335fc4c1e1 master

         Kết thúc mô hình, ngày 02/10/2018, trạm Khuyến nông huyện Đồng Hỷ đã tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình; tiềm năng năng suất, chất lượng gạo của giống lúa sử dụng phân bón GAP thực hiện mô hình so với sử dụng phân bón theo tập quán ở địa phương; tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân sử dụng phân bón GAP đúng liều lượng, bón đúng thời điểm và đạt hiệu quả; đánh giá mức độ kháng sâu bệnh, khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh, thổ nhưỡng của phân bón mới ở địa phương. Đồng thời Hội thảo cũng là dịp để thực hiện công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật canh tác, cách sử dụng phân bón GAP  bón cho cây lúa, góp phần nâng cao trình độ thâm canh nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Tham dự  Hội thảo có đại diện Trạm Khuyến nông huyện Đồng Hỷ, đoàn công tác Công ty Cổ phần GAP Việt Nam, đại diện trưởng xóm Na Oai, các hộ tham gia mô hình cùng toàn thể bà con trong xã. 

img 4606 6929a9e5b9f24f4f81fa541fc3f1d8f4 master

I. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện mô hình:

  1. Thuận lợi:

+ Các hộ nông dân nhiệt tình, mạnh dạn tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật mới.

+ Được sự quan tâm ủng hộ tích cực của Đảng uỷ – UBND xã Quang Sơn và cấp ủy chính quyền xóm Na Oai.

+  Cấp phân bón kịp thời vụ gieo trồng của địa phương.

  1. Khó khăn:

 Vụ mùa năm 2018, Diễn biến thời tiết bất thường, hạn hán vào đầu giai đoạn lúa đẻ nhánh, giai đoạn đòng to và trỗ thời tiết mưa nhiều làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển cũng như năng suất của giống.

II. Nội dung thực hiện mô hình:

  1. Qui mô thực hiện mô hình: 10 sào, trên đất 2 vụ lúa.
  2. Địa điểm thực hiện: Xã Quang Sơn
  3. Số hộ tham gia: 4 hộ.
  4. Thời gian thực hiện: Từ tháng 6 đến tháng 10/2018.
  5. Tổ chức thực hiện:

– Trạm khuyến nông phối hợp với UBND xã Quang Sơn chỉ đạo cán bộ khuyến nông, chính quyền xóm lựa chọn địa điểm và hộ dân tham gia thực hiện mô hình.

– Cấp vật tư là phân bón GAP thực hiện mô hình.

– Hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ nông dân, theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của cây lúa, diễn biến sâu bệnh hại, khả năng chống chịu của cây lúa.

– Đánh giá tiềm năng năng suất, chất lượng gạo và sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế.

mo hinh lua quang son dong hy a803f2df138a4e0db5c2578a254d2422 master

III. Kết quả mô hình:

    Qua theo dõi mô hình sử dụng phân bón GAP trong vụ mùa năm 2018 tại xóm Na Oai xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Trạm Khuyến nông huyện sơ bộ đưa ra kết luận:

– Ô trình diễn ở vụ mùa đẻ nhánh khỏe tập chung , có khả năng chống hạn và chống đổ tốt hơn ô đối chứng bón theo tập quán của địa phương.

– Tỷ lệ bông hữu hiệu trên khóm ô trình diễn đạt 10 bông/khóm, cao hơn ô đối chứng là 01 bông/khóm.

– Chiều dài bông, khả năng chống chịu tốt hơn so với đối chứng,  lúa  sử dụng phân bón GAP cao hơn ô đối chứng  bón phân theo tập quán địa phương.

– Năng suất thực thu tăng so với ô bón phân theo tập quán ở địa phương từ 12 – 14%.

– Sử dụng phân bón GAP bón cho cây lúa dễ sử dụng, cây lúa phát triển đều, cứng cây, bền cây, đẻ nhánh khỏe, tỷ lệ hạt trắc cao, hạt màu vàng sáng.

       Kết thúc Hội thảo, Đại diện trạm Khuyến nông huyện cũng đề nghị các cấp chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm chỉ đạo, vận động, tuyên truyền nhân dân mạnh dạn tiếp thu giống mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, sử dụng phân bón GAP bón cân đối cho cây trồng áp dụng đưa vào sản xuất. Đề nghị Công ty Cổ PHẦN GAP Việt Nam tiếp tục hỗ trợ kinh phí triển khai mô hình, ở các vụ tiếp theo, trên các loại cây trồng khác nhau ở các xã khác trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, để có cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng phân bón GAP khép kín cho cây lúa và trên cây trồng khác trên địa bàn huyện, trên cơ sở đó để hội thảo, tuyên truyền rộng rãi cho nhân dân áp dụng vào sản xuất nông nghiệp./

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *