Trồng và chăm sóc cây Dứa

dua
  1. Thời vụ, mật độ trồng
  • Thời vụ trồng
  • Miền Bắc: có 2 vụ chính Vụ Xuân (T3 – T4); Vụ Thu (T8 – T9)
  • Miền Trung: trồng T5 – T5 và T10 – T11
  • Miền Nam: trồng đầu mùa mưa: T4 – T6
  • Mật độ

Để thuận tiện cho việc chăm sóc và đi lại, dứa được trồng theo 2 hàng kép, tức là trồng thành băng 2 hàng một. Khoảng cách giữa các băng là 80cm, giữa 2 hàng trong băng là 40cm, cây cách cây 30cm, mật độ khoảng 55.000 cây/ha.

  1. Giống và xử lý giống
  • Giống

Giống dứa nhóm Queen, Spamish, Cayenne,… là một số giống được tuyển chọn, sinh trưởng khỏe, phát triển tốt, ít bị sâu bệnh hại, khả năng chịu hạn cao, phẩm chất quả tốt, đạt được yêu cầu của nhà máy chế biến, mắt quả nông, lõi quả nhỏ, thịt quả mịn và chặt.

  • Chồi làm giống

Chồi giống chọn phải đạt 3 loại chuẩn sau

  • Chồi loại 1: số lá từ 14 – 15 lá, trọng lượng chồi đạt 250 – 300g
  • Chồi loại 2: số lá từ 12 – 13 lá, trọng lượng chồi đạt 200 – 250g
  • Chồi loại 3: số lá từ 10 – 11 lá, trọng lượng chồi đạt 170 – 200g

Tùy vào thời vụ trồng mà lựa chọn chồi trồng cho phù hợp.

  • Xử lý chồi giống
  • Sau khi thu hoạch, phân loại chồi, bó thành từng bó khoảng 20 – 30 chồi, phơi ngược chồi ngoài nắng 1 – 2 tuần để lành vết thương
  • Xử lý chồi: nhúng ngập gốc chồi vào dung dịch các thuốc xử lý nấm bệnh, thối nhũn, thối nõn, thối thân, rễ pha loãng trong 2 – 3 phút hoặc phun ướt đẫm lên gốc bó chồi.
  1. Chọn đất và làm đất
  • Đất trồng
  • Cây dứa có bộ rễ phát triển chủ yếu ở lớp đất nông trên mặt, do đó yêu cầu đất phải tơi xốp, thoáng khí, nhiều mùn, đất có phản ứng chua (pH đất từ 4,5-5,5).
  • Đất có kết cấu nhẹ, thoát nước tốt, mực nước ngầm thấp và hơi dốc.
  • Làm đất
  • Thời gian làm đất tùy thuộc vào thời vụ trồng mới, thường tiến hành trước lúc trồng 20 – 30 ngày, để đất không bị khô, cây con sớm phục hồi
  • Vùng đất bằng phẳng: tiến hành làm đất toàn diện, cày sâu 25 – 30 cm, bừa nhiều lần đảm bảo đất nhỏ và tơi xốp; Các vùng đất tương đối dốc có thể cày bừa hoặc làm đất cục bộ, chỉ tiến hành trên các hàng, luống dự định trồng.
  • Đối với những vườn dứa trồng lại chu kỳ hai: sử dụng máy phay, dùng cuốc răng cào thân lá phơi khô tại ruộng, tập trung thành đống to rồi tiến hành đốt, rải đều tro lên mặt ruộng.
  • Để tạo điều kiện thoát nước tốt trong mùa mưa, hạn chế bệnh thối nõn gây hại dứa, tiến hành lên luống khi trồng.
  • Lên luống

Lên luống cao 20 – 25cm, rộng 120 – 160cm, tùy thuộc vào số hàng trồng, khoảng cách giữa 2 mép luống là 30cm, khoảng cách giữa hai rìa mép ngoài là 70cm.

  1. Chăm sóc
  • Tưới nước

Cần cung cấp đầy đủ nước cho dứa, nhất là trong giai đoạn quả non và phát triển mạnh. Có thể dùng các biện pháp tủ đất như dùng rơm rạ, hoặc nilon đen che phủ đất ở giữa 2 luống dứa để giữ ẩm, hạn chế xói mòn rửa trôi, hạn chế cỏ dại

  • Tỉa chồi

Để giảm cạnh tranh dinh dưỡng quả, chúng ta phải tiến hành tỉa chồi, chồi được tỉa là chồi ngọn và chồi cuống vì những chồi này không dùng làm giống.

Thời điểm tỉa chồi: khi hoa dứa đã tàn 10 – 15 ngày, chồi ngọn cao 4 – 6cm là thời điểm tỉa chồi. nên tỉa chồi vào những ngày nắng ráo để vết tỉa nhanh lành, tránh vi khuẩn và nấm bệnh hạo xâm nhập.

  1. Bón phân

Dứa là cây ưa đất tơi xốp, độ mùn cao, cần nhiều hữu cơ để rễ phát triển khỏe, hấp thu tốt dinh dưỡng. Vì vậy, cần cân đối và lựa chọn loại phân bón phù hợp, để cây dứa phát huy được hết tiềm năng sinh trưởng và năng suất chất lượng.

Sử dụng công thức phân GAP bón cho dứa để cải tạo đất, cây sinh trưởng khỏe, tăng khả năng chống chịu với sâu bệnh hại và thời tiết, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm

Lượng bón cho 1ha trồng dứa:

Bón lót: 20 – 30 tấn phân chuồng hoại mục + 700 – 900kg GAP ORGAN hoặc FOSFATO
Bón thúc
Lần bónLoại phânKhi cây có 4 – 5 lá mớiKhi cây có 13 -14 lá thật (hoặc trước xử lý hoa 25 – 35 ngày)
1EXPRESSO800 – 1000 
2EXPRESSO 1000 – 1200
  1. Phòng trừ sâu bệnh hại

Dứa là cây ít sâu bệnh hại so với các cây trồng khác, ta hay bắt gặp rệp sáp, bọ hại rễ, bệnh thối nõn dứa, thối thân, thối quả, héo virus, héo khô đầu lá dứa. Cần kiểm tra và phát hiện kịp thời để có biện pháp xử lý hiệu quả, hạn chế tổn thất.

  1. Thu hoạch

Thời gian thu quả tốt nhất là khi quả có màu xanh nhạt, mắt quả căng ra, một vài mắt ở gần cuống  bắt đầu có màu vàng hoe. Phân loại và bảo quản nơi thoáng mát, tránh va đập làm dập, hỏng quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *