Trồng và chăm sóc Nhãn, Vải

  1. Thời vụ trồng
  • Vụ xuân: Thời vụ trồng tốt nhất là tháng 3 – 4 hàng năm. Những tháng này thời tiết ấm áp, nắng nhẹ, do có mưa xuân nên độ ẩm không khí và độ ẩm đất rất thích hợp cho sự tái sinh rễ và chồi của cây con sau trồng.
  • Vụ thu: Nên trồng vào các tháng 8, 9 và 10, trời chuyển sang thu, nhiệt độ mát mẻ, mưa bão cũng giảm hơn các tháng ngay trước đó. Từ tháng 11 trở đi thì thời tiết trở nên lạnh khô không thích hợp cho việc trồng cây.
  1. Mật độ và tiêu chuẩn cây giống
  • Mật độ trồng:

Mật độ 6mx6m hoặc 6mx5m ứng với mật độ 300 – 350 cây/ha.

  • Tiêu chuẩn cây giống
  • Thân thẳng, vững chắc, sinh trưởng mạnh, được nhân giống từ nguồn sạch bệnh.
  • Chiều cao > 80cm (đối với cành ghép), >60cm (đối với cành chiết), đường kính gốc ghép từ 1,0 – 1,2cm, đường kính gốc chiết > 0,8cm.
  1. Chuẩn bị đất trồng
  • Thích hợp với đất cát, cát pha, đất bồi, đất thịt nhẹ, PH 5,5 – 6,5.
  • Làm đất và chuẩn bị hố trồng
  • Vùng đất trũng cần đào mương lên liếp rộng 7 – 8m, mương rộng 2 – 3m, sâu 1 – 1,5m.
  • Vùng đất cao thiết kế trồng theo đường đồng mức
  • Trồng cây chắn gió xung quanh khu vực đất trồng cây, trồng dọc theo phía ngoài, thẳng góc với hướng gió.
  • Hố trồng: kích thước 1mx1mx0,7m.
  • Đất trũng cần đắp mô có đường kính 0,6 – 0,8m, độ cao 0,3 – 0,6m.
  • Trồng cây
  • Trộn đất trong hố với phân bón lót, sau đó cho vôi bột vào lấp đất 2 – 3cm, sau đó tưới nước. Sau 7 – 10 ngày là có thể trồng cây.
  • Đào hố lớn hơn bầu cây một chút, đặt cây giống vào, dùng dao rạch nhẹ túi bầu, lấy bầu cây ra. Mặt bầu cây giống cao hơn mặt đất vườn 20cm, dùng rơm rạ tủ gốc giữ ẩm, cách gốc 20cm, tưới đủ nước.
  • Khi trồng quay mắt ghép theo hướng gió, dùng cọc cắm giữ cây con.
  1. Chăm sóc
  • Tỉa cành

 Việc cắt, tỉa cành cho cây thông thoáng giúp các cành trong tán cây có thể nhận được đầy đủ ánh sáng làm cho quá trình quang hợp của cây được đầy đủ.

 Mức độ cắt tỉa còn tùy thuộc vào giống, tuổi cây, trạng thái sức khỏe của cây, mùa vụ,…để có thể quyết định đốn đau hay cắt nhẹ.

 Sau khi thu hoạch xong cần cắt bỏ đồng loạt những đọt đã mang trái hay không mang trái ở vụ trước nhằm tạo ra bộ tán đều và đồng loạt, cắt tỉa những cành bị sâu bệnh, cành vượt tán, cành đan chéo nhau.

  • Tạo tán

Khi cây còn nhỏ cần tỉa bỏ ngọn cây cách mặt đất khoảng 0,8-1 m và những cành dầy đặc, cành vượt, cành đan chéo nhau, trên thân cây. Tuyển chọn lại 3-4 cành phân bố đều theo các hướng, cách nhau 10-20 cm. Cành thứ nhất nên cách mặt đất 50-80 cm.

Sau khi trồng 12 – 18 tháng tiến hành tỉa bỏ những cành mọc thẳng đứng, cành hướng vào giữa tán cây, cành bị che khuất mọc gần gốc,…nên theo định hướng tạo dáng cây có một bộ khung cơ bản thông thoáng.

  • Làm cỏ, tưới nước
  • Xới xáo kết hợp với trồng xen với các cây họ đậu, cây ăn quả ngắn ngày, rau màu, khoai sọ… trong những năm đầu nhằm tăng thu nhập và giữ ẩm, chống xói mòn, rửa trôi dinh dưỡng vườn cây.
  • Hằng năm nên đắp thêm đất hoặc bùn ao vào chân mô. Vào mùa nắng cần tủ gốc bằng rơm rạ, thân đậu, cỏ khô (cách gốc 20cm) để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại.
  • Duy trì tưới nước cho cây khi cây còn nhỏ vào mùa nắng nóng. Nên tưới nước cho cây từ khi bắt đầu ra hoa, trái phát triển và sau khi thu hoạch. Bắt đầu ngưng tưới ngay khi xử lý ra hoa cho cây. Đến khi cây vừa nhú hoa thì tiến hành tưới nước trở lại. Nếu trong thời gian ngưng tưới thấy có triệu chứng cây thiếu nước thì có thể tưới nhẹ cho cây.
  1. Dinh dưỡng
  • Bón lót

Lượng phân bón GAP sử dụng : 30 – 40kg phân chồng hoai mục + 2 – 3kg GAP ORGAN hoặc FOSFATO.

  • Thời kỳ kiến thiết cơ bản

Sau khi trồng 1 tháng có thể bón thúc. Trong 2 – 3 năm đầu bón phân theo nguyên tắc 1 đợt lộc 2 lần bón. Lần thứ nhất khi chồi ngọn bắt đầu nhú, lần thứ hai khi lộc bắt đầu trưởng thành, gần như ngừng sinh trưởng vươn dài, lá từ màu hồng chuyển sang màu xanh.

Sử dụng công thức phân GAP bón thời kỳ kiến thiết cơ bản cho cây sinh trưởng khỏe, tăng sức chống chịu với sâu bệnh hại và thời tiết:

– Cây 1 năm tuổi: bón 1 – 1,5 kg  KOMORI , chia bón 2 – 3 lần/năm.

– Cây 2 năm tuổi: bón 1,5 – 2 kg KOMORI + 0,3 – 0,5 kg ĐẠM GAP; chia bón 2 – 3 lần/năm.

– Cây 3 năm tuổi: bón  2 – 3 kg KOMORI + 0,3 – 0,5 kg ĐẠM GAP; chia bón 2 – 3 lần/năm.

Lưu ý: Hàng năm bón thêm 1 – 3 kg FOSFATO hoặc GAP ORGAN hoặc VINA GAP cho mỗi cây để đảm bảo duy trì hàm lượng mùn và độ pH của đất giúp tăng khả năng tái tạo kết cấu đất và duy trì khoảng pH thích hợp cho quá trình hô hấp và dinh dưỡng khoáng của cây.

  • Thời kỳ kinh doanh

Để có vườn cây cho năng suất cao, cho quả có chất lượng tốt cần cân cung cấp lượng phân bón đầy đủ và cân đối tỷ lệ giữ hàm lượng các loại phân cho từng giai đoạn phát triển.

Nguyên tắc chung khi bón phân cho nhãn, vải là bón nhiều đạm và kali, lượng lân vưa đủ và đầy đủ trung vi lượng. Tùy theo độ tuổi, tình hình sinh trưởng, sản lượng quả cho năm trước mà có liều lượng phân bón hợp lý

Sử dụng công thức phân GAP cho nhãn, vải thời kỳ kinh doanh để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm:

Tuổi câyLoại phânSau thu hoạchPhân hóa mầm hoaNuôi quảTrước thu 1 tháng
4 – 6KOMORI1,5 – 2   
EXPRESSO 1 – 1,2  
FRUIT GAP  0,5 – 10,3 – 0,5
7 – 9KOMORI2 – 2,5   
EXPRESSO 1,2 – 1,5  
FRUIT GAP  1 – 1,50,5 – 1
>10KOMORI2,5 – 3   
EXPRESSO 1,5 – 2  
FRUIT GAP  1,5 – 1,81 – 1,5

Lưu ýHằng năm cần bón thêm 25 – 40kg phân chuồng hoai mục kết hợp với 3 – 5kg FOSFATO hoặc GAP ORGAN hoặc VINA GAP (bón một lần vào đầu kỳ)  để tăng hàm lượng mùn cho đất, làm đất thông thoáng khí, tăng khả năng phát triển và hấp thụ chất dinh dưỡng, ổn định PH đất.

Cách bón: đào rãnh xung quanh theo hình chiếu tán cây, rãnh sâu 35 – 40cm, rộng 20 – 30cm. Rải phân vào rãnh, lấp kín đất, tưới nước đủ ẩm.

  1. Phòng trừ sâu bệnh hại

Nhãn, vải thường bị các đối tượng sâu bệnh hại như: bọ xít nâu, rệp hại hoa và quả non, sâu đục quả và sâu đục thân, bệnh chổi rồng, bệnh sương mai, bệnh cháy xém mép lá. Cần chủ động thăm vườn cây thường xuyên, nhất vào thời kỳ hoa xuống cánh và đậu quả non để phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *