Bón phân GAP cho cây có múi Thời kỳ kiến thiết cơ bản

Thời kỳ kiến thiết cơ bản của cây có múi tính từ sau khi trồng đến hết năm thứ ba. Thời kỳ này cần cắt tỉa và tạo hình để cây có bộ tán tốt, phân bố đều theo các hướng, bộ tán cây có nhiều cành lá, không vươn lên quá cao.

Sử dụng công thức phân bón KOMORI bón cho giai đoạn kiến thiết giúp cây sinh trưởng khỏe, tăng sức chống chịu với sâu bệnh hại và thơi tiết:

Tuổi câyLượng phân bón KOMORI (kg/cây)
Lần 1(đầu tháng 2, thúc lộc xuân)Lần 2(tháng 4, thúc lộc hè)Lần 3(tháng 7, thúc lộc thu)Lần 4(tháng 11-12, thúc lộc đông)
10,2 – 0,30,3 – 0,50,3 – 0,50,3 – 0,5
20,3 – 0,50,5 – 0,70,5 – 0,70,5 – 0,7
30,6 – 0,80,6 – 0,80,6 – 0,80,6 – 0,8

Chú ý: lượng phân bón có thể thay đổi theo chân đất.

Hàng năm bón thêm 1 – 3 kg FOSFATO hoặc GAP ORGAN hoặc VINA GAP cho mỗi cây để đảm bảo duy trì hàm lượng mùn và độ pH của đất giúp tăng khả năng tái tạo kết cấu đất và duy trì khoảng pH thích hợp cho quá trình hô hấp và dinh dưỡng khoáng của cây. 

Khi bón phân không được bón sát gốc, phải bón cách gốc 25 – 30cm, bón theo hình chiếu của tán lá, khi bón phân cần vun nhẹ để hạn chế phân bón bị bốc hơi do trời nắng nóng hoặc rửa trôi khi gặp trời mưa.

Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, cây ra hoa thì nên ngắt bỏ để tập trung dinh dưỡng cho cây phát triển bộ tán lá, nếu để cây bói quả sớm ảnh hưởng lớn đến phát triển thân lá, giảm năng suất quả khi bước vào thời kỳ kinh doanh sau này./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *