Kỹ thuật canh tác Lúa

QUY TRÌNH KỸ THUẬT GIEO CẤY VÀ CHĂM SÓC CHO LÚA

  1. Thời vụ

   Cây lúa được gieo trồng ở hầu hết các vùng trong cả nước. Tại miền Bắc, do điều kiện khí hậu cận nhiệt đới, nên cây lúa được trồng vào 2 vụ chính (vụ Đông Xuân và vụ Mùa). Các tỉnh miền Nam, miền Trung, với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao quanh năm, lúa được trồng thêm 1 vụ nữa là vụ Hè Thu, một số vùng còn sản xuất thêm vụ Thu Đông (thành 4 vụ trong năm). Hai vùng sản xuất lúa chính của Việt Nam là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

untitled fd7201de15194a27a44b8267b3d9fa1f grande

Hình 1: Phân bố các vụ lúa tại 3 miền trên cả nước.

  1. Yêu cầu về đất

   Đất lúa được cày, bừa kỹ và nên tranh thủ làm sớm sau khi thu hoạch.  Tùy thuộc địa hình và chân đất mà nên làm ruộng theo kiểu (làm dầm hay làm ải). Ruộng làm dầm phải giữ được nước, ruộng làm ải cần được phơi kỹ, giữa đợt nên cày đảo ải và tiến hành đổ ải trước cấy 5-7 ngày. Làm ải giúp tăng cường quá trình giải phóng dinh dưỡng trong đất, đồng thời hạn chế các độc tố gây hại cây trồng và giúp tiêu diệt tàn dư dịch hại trong đất. Đất được cày bừa kỹ, nhuyễn bùn, sạch cỏ dại và gốc rạ, được san phẳng để thuận lợi cho cấy và điều tiết nước.

  1. Gieo cấy, trồng lúa

– Tuổi mạ: Tuổi mạ cấy tùy thuộc vào giống, thời vụ và phương pháp làm mạ. Để tính tuổi mạ có thể dùng ngày tuổi hoặc số lá. Ở vụ mùa tính tuổi mạ theo ngày tuổi (15-18 ngày), còn ở vụ đông xuân theo số lá (mạ dược 5-6 lá, mạ sân hoặc mạ trên nền đất cứng 2-3 lá).

– Mật độ cấy: Vụ có nhiệt độ thấp cấy dầy hơn vụ có nhiệt độ cao (cấy 1-2 dảnh/khóm); vụ xuân cấy mật độ: 40-45 khóm/m2; vụ mùa cấy mật độ: 35- 40 khóm/m2

– Kỹ thuật cấy: Cấy thẳng hàng, cấy nông 2-3 cm, cấy sâu sẽ làm cho lúa phát sinh 2 tầng rễ, các mắt đẻ ở vị trí thấp sẽ không phân hoá được mầm nhánh, lúa đẻ nhánh kém, số nhánh hữu hiệu giảm. Vụ chiêm xuân nhiệt độ thấp cần phải cấy sâu hơn vụ mùa để hạn chế tỷ lệ chết rét. 

  1. Bón phân cho lúa

Cải tạo đất

   Cây lúa sinh trưởng và phát triển phù hợp nhất với đất có pH từ 5,5 – 6,5. Độ chua và hàm lượng mùn của đất tác động đến các đặc tính lý, hóa và sinh học đất, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình dinh dưỡng khoáng của cây lúa. Vì vậy, trên các chân đất chua phèn, sử dụng phân bón FOSFATO cân bằng, điều hòa pH đất kết hợp với phân chuồng hoặc phân hữu cơ giúp cải tạo, tăng hàm lượng mùn cho đất.

   Lượng phân: FOSFATO: 18 – 20 kg/sào 360m2 + phân chuồng hoai mục 3 – 3,5 tạ/sào 3602.

Dinh dưỡng cho lúa cần được cung cấp ở các thời điểm: bón lót (trước khi cấy), thúc đẻ nhánh và thúc phân hóa đòng.

  • Bón lót: sản phẩm phân bón ORG – BASICO (chuyên lót cho lúa) cung cấp dinh dưỡng thiết yếu giúp cây lúa nhanh bén rễ hồi xanh. Lượng bón: 10 – 15 kg/sào 360m2..
  •   Bón thúc đẻ nhánh: sử dụng phân bón PLUSGAP bón sau cấy 7 – 10 ngày. Lượng bón: 6 – 9 kg/sào 360m2.
  • Bón thúc phân hóa đòng: sử dụng phân bón PLUSGAP (bón khi lúa đứng cái làm đòng). Lượng bón 6 – 7 kg/sào 360m2.
  1. Quản lý nước

   Vụ xuân nên lấy nước làm áo, sau cấy luôn giữ một lớp nước nông trên mặt ruộng, vừa giữ ấm cho cây lúa giúp cây nhanh bén rễ hồi xanh đồng thời thuận lợi cho việc sử dụng thuốc trừ cỏ và ốc bươu vàng.

   Khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh thực hiện phương châm quản lý nước theo công thức: Nông – Lộ – Phơi. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình  hô hấp của cây, giúp lúa đẻ nhánh sớm, đẻ khỏe, đẻ tập trung (không để ruộng khô nhằm hạn chế cỏ mọc nhiều). Khi lúa đẻ nhánh kín đất tháo cạn nước để lộ chân chim giúp rễ lúa ăn sâu, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng và chống đổ cho cây về sau.

  1. Phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch

   Phòng trừ sâu bệnh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật, thu hoạch khi có khoảng 85 đến 90% số hạt trên bông đã chín.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *