QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY KHOAI LANG

56b3a47abdb449ea10a5

 

  1. Chọn giống

        Chọn giống tốt, hom giống tốt nhất được chọn từ vườn nhân giống từ chồi củ hoặc bằng hom giống của dây sau khi thu hoạch củ từ vụ trước. Để khoai có năng suất cao cần đảm bảo các yếu tố về đất đai, thời vụ, phân bón, kỹ thuật canh tác, đặc điểm giống. Chọn giống đoạn 1 và đoạn 2 của những dây mập, không sâu bệnh, hom giống cắt dài 30-35cm hoặc dùng hom bánh tẻ có 5-6 đốt. Cắt hom xong đem để rải nơi thoáng mát (không được để chất đống) từ 1-2 ngày trước khi trồng sẽ giúp hom nhanh ra rễ, nẩy chồi hơn.

  1. Làm đất

        Đất thích hợp cho cây khoai lang là đất cát pha, đất thịt nhẹ, với khoai đất mới thì năng suất càng cao “khoai đất lạ, mạ đất quen”. Đất cần được cày bừa kĩ, lên luống rộng 1,2m, cao 30 – 40cm.

  1. Cách trồng

       Trồng nông nối liền nhau theo chiều dọc luống hay mỗi mét dài trồng 4-5 hom với khoảng cách trồng 18-22cm, đặt hom thẳng dọc luống, lấp đất sâu 5-6cm, chừa đoạn hom khoảng 5-10cm vươn lên trên mặt đất. Mật độ khoảng 40.000-42.000 hom/ha. Khi đặt dây cuộn hết các lá phía dưới lại quanh thân rồi vùi hết dưới đất, chỉ chừa phần ngọn 5-10cm vươn lên khỏi mặt đất sẽ hạn chế dây bị mất nhiều hơi nước và giúp dây nhanh bén rễ hồi xanh hơn, hầu hết các mắt mầm trên hom dây đều có khả năng ra củ. Sau trồng 3-5 ngày để đảm bảo có đủ độ ẩm cho khoai sinh trưởng, phát triển tốt ta nên tháo nước vào ngập luống sau đó tháo khô.

  1. Phân bón:

     Lượng phân bón 1 ha như sau:

Phân chuồng đã ủ hoai mục 10-15 tấn/ha, ĐẠM GAP: 100-125 kg, FOSFATO hoặc GAP ORGAN: 600-700kg, FRUIT GAP: 500- 600kg.

Cách bón: Lót toàn bộ lượng phân chuồng và phân FOSFATO + 30% phân ĐẠM GAP + 20% FRUIT GAP. Lượng phân còn lại dùng để bón thúc kết hợp với vun xới.

Vun xới lần 1: Sau trồng 10-15 ngày kết hợp với bón thúc lần 1 với lượng phân: 50% phân ĐẠM GAP + 30% phân FRUIT GAP

Vun xới lần 2: Tiến hành sau lần 1 từ 20-25 ngày, kết hợp với bón toàn bộ số phân còn lại.

STT

Giai đoạn chăm bón

Loại phân

Lượng bón

Đơn giá

Thành tiền

Ghi chú

1

Bón lót lần 1

FOSFATO hoặc GAP ORGAN

600-700

8.600

 

Khuyến cáo: Nên bón lót thêm phân chuồng đã qua xử lí nấm bệnh

ĐẠM GAP

30-40

18.000

 

 

FRUIT GAP

100-120

14.000

 

 

2

Bón thúc lần 1 sau trồng 10-15 ngày kết hợp vun xới

ĐẠM GAP

50-60

18.000

 

 

FRUIT GAP

150-180

14.000

 

 

3

Bón thúc lần 2 sau lần 1 từ 20-25 ngày kết hợp vun xới

ĐẠM GAP

20-25

18.000

 

 

FRUIT GAP

250-300

14.000

 

 

Tổng đầu tư/1ha

FOSFATO

600-700

8.600

 5.160.000- 6.020.000

 

ĐẠM GAP

100-125

18.000

1.800.000-2.250.000

 

FRUIT GAP

500-600

14.000

5.600.000- 7.000.000

 

 

 

 

13.960.000- 16.670.000

 

Lưu ý: Tùy theo mức đầu tư, chất đất và năng suất để có thể tính toán lượng phân bón cho thích hợp nhất.

  1. Chăm sóc

       Trong 1 vụ khoai chỉ nên vun xới kết hợp bón thúc 2 lần, không nên cuốc xới nhiều và cuốc xới muộn làm ảnh hưởng đến sự hình thành củ và tích lũy tinh bột trong củ. Trong trồng khoai lang có 2 công đọan quan trọng cần thực hiện là bấm ngọn và nhấc dây.

– Bấm ngọn khi dây đã dài khoảng 25cm (35-40 ngày sau trồng) để cho ra nhiều nhánh cấp 1 vừa để lấy nhiều đoạn giống đoạn 1 cung cấp cho sản xuất (giống đoạn 1 cho nhiều củ hơn giống đoạn 2), vừa giúp cho cây sinh trưởng thân lá nhanh trong thời gian đầu để tổng hợp được nhiều chất hữu nuôi củ tốt hơn.

– Nhấc dây cho đứt bớt rễ phụ tập trung dinh dưỡng nuôi củ lớn, thường công đoạn này thì khi dây bò ở rãnh nhiều hoặc sau các lần bón thúc dây sinh trưởng mạnh bò lan và ra rễ phụ nhiều thì ta nhấc dây để hạn chế rễ phụ và giúp cho dinh dưỡng tập trung ở rễ củ chính.

  1. Tưới nước

        Thường xuyên giữ ẩm cho các luống khoai đảm bảo độ ẩm luống đạt 70-80% (lấy đất ở nơi rễ cây tập trung nhiều, nắm trong tay thấy mát, không có nước rỉ ra kẽ tay hay đất tơi ra khi buông nắm tay là được). Không được để nước liên tục ở rãnh, vì độ ẩm quá lớn, cây khoai sẽ tập trung ra rễ mà không phát triển nhiều tia củ. Vào mùa khô, nên cho nước vào ngập 1/3-1/2 chiều cao luống để tưới cho khoai lang, thường tưới 2 lần lần 1: 40-45 ngày sau khi trồng và lần 2: 80-90 ngay sau khi trồng.

  1. Phòng trừ sâu (bọ hà), chuột

      Cây khoai lang thường bị bọ hà gây hại và chuột cắn phá nhiều ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất. Vì vậy, cần có biện pháp phòng trừ tốt 2 đối tượng này bằng cách theo dõi khi thấy có chuột đào luống củ thì đặt bẫy diệt chuột.

      Bọ hà khoai lang khoét củ khoai tạo thành những đường ngầm, gây độc tố cho củ khoai, củ bị hà gây hại thường bị mất màu và có mùi hôi, đắng. Để phòng trừ cần lên luống cao, vun kỹ không để củ lộ ra nhằm hạn chế bọ hà đẻ trứng vào củ. Không trồng liên tục 2 vụ khoai mà nên luân canh với vụ lúa nước hoặc rau màu khác; tồn trữ củ sớm, cẩn thận và vệ sinh kho chứa; khử trùng kho vựa, củ giống với thuốc sát trùng.

        Khi làm đất dùng thuốc Basudin hoặc faradan rãi khử trùng đất hoặc trước khi thu hoạch 20 ngày, cắt củ khoai thành nhiều mảnh rải trên mặt ruộng nhử bọ hà trưởng thành đến đẻ trứng rồi sáng hôm sau thu gom đem tiêu hủy. Kết hợp rải thuốc phòng trừ bọ hà vào giữa luống trước khi thu hoạch 15-20 ngày để diệt hết con trưởng thành, ngăn không cho chúng đẻ trứng gây hại vào củ.

  1. Thu hoạch: 

        Khi cây khoai lang có biểu hiện ngừng sinh trưởng (các lá phần gốc ngả màu vàng, bới kiểm tra thấy vỏ củ nhẵn, ít nhựa thì tiến hành thu hoạch. Thu hoạch vào những ngày khô ráo, hạn chế làm tổn thương xây xát, bong vỏ ảnh hưởng đến mẫu mã và làm giảm giá trị sản phẩm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *