QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC KHOAI TÂY

 

  1. Thời vụ

Đông xuân sớm: trồng tháng 9

Đông xuân chính: trồng từ tháng 10 đến tháng 11

Đông xuân muộn: trồng tháng 12

Vụ xuân hè: trồng từ tháng 2 đến tháng 3

  1. Làm đất và xử lý đất

Làm đất: đất trồng khoai tây được cày bừa kỹ giúp tơi xốp đất, vệ sinh đồng ruộng đảm bảo hạn chế tàn dư sâu bệnh. Lên luống đơn trồng một hàng rộng 0,6 – 0,7m; luống đôi trồng hai hàng 1 – 1,2m; rãnh luống 25 – 30cm; cao 30 – 35cm.

Xử lý, cải tạo đất bằng phân bón vi lượng FOSFATO. Lượng bón: 20 – 25 kg/sào. Rải đều FOSFATO trên mặt luống sau đó tiến hành cuốc hốc hoặc rạch hàng bón phân chuồng.

  1. Chuẩn bị giống và phương pháp trồng

Một số giống khoai tây được trồng  khá phổ biến hiện nay như: Solara (Đức), Eden (Úc), Atlantic (Mỹ), Diamant (Hà Lan), KT1, KT3, Hồng Hà 2,…

Chọn củ giống trung bình 25 – 30g (nếu củ lớn trên 60g cắt thành nhiều mảnh theo chiều dọc củ), củ không bị sâu hại. Mỗi miếng bổ có ít nhất 1 – 2 mầm, chiều dài mầm từ 1 – 2cm. Một sào chuẩn bị 30 – 50 kg củ giống. Đặt củ giống vào giữa hốc, mầm giống tạo với mặt ngang của hố trồng góc 45 – 60o. Mật độ trồng 5 – 6 củ/m2.

Trước khi trồng, rạch hàng theo chiều dọc của luống, bón lót phân chuồng + phân bón lót xuống đáy rồi lấp lên trên 1 lớp đất mỏng. Cần tưới nước trước khi bón phân nếu đất khô để cây mọc nhanh hơn.

Củ giống đặt theo khoảng cách 25 x 30cm (mật độ 5 – 6 củ/m2), đặt mầm nằm ngang, lấp một lớp đất dày khoảng 3 – 5cm lên củ. Rải một lớp rơm rạ để giữ ẩm cho đất, hạn chế trôi lớp đất phủ phía trên đảm bảo độ nảy mầm của giống.

  1. Bón phân

Chỉ sử dụng phân chuồng ủ mục, tuyệt đối không dùng phân tươi. Lượng phân cho 1 ha là: Nếu có nên dùng 15 – 20 tấn phân chuồng hoai mục + 700 – 800 kg FOSFATO (hoặc GAP ORGAN) + 500 – 600kg FRUITGAP + 100 – 125 kg ĐẠM GAP.

  • Bón lót: 100% phân chuồng + 100% FOSFATO (hoặc GAP ORGAN) + ¼ phân ĐẠM GAP + 1/5 FRUIT GAP
  • Bón thúc lần 1 (sau trồng 20 – 25 ngày khi cây mọc cao 10 – 15cm): ½ lượng FRUITGAP+ ½ lượng ĐẠM GAP.
  • Bón thúc lần 2 (sau lần 1 khoảng 15 ngày): kết hợp vun cao luống, bón hết lượng phân bón còn lại.

STT

Giai đoạn chăm bón

Loại phân

Lượng bón

Đơn giá

Thành tiền

Ghi chú

1

Bón lót lần 1

FOSFATO hoặc GAP ORGAN

700-800

8.600

 

Khuyến cáo: Nên bón lót thêm phân chuồng đã qua xử lí nấm bệnh

ĐẠM GAP

25-30

18.000

 

 

FRUIT GAP

100-120

14.000

 

 

2

Bón thúc lần 1 sau trồng 25-30 ngày kết hợp vun xới

ĐẠM GAP

50-60

18.000

 

 

FRUIT GAP

250-300

14.000

 

 

3

Bón thúc lần 2 sau lần 1 từ 20-25 ngày kết hợp vun xới

ĐẠM GAP

25-35

18.000

 

 

FRUIT GAP

150-180

14.000

 

 

Tổng đầu tư/1ha

GAP ORGAN

700-800

8.600

 6.020.000 – 6.880.000

 

ĐẠM GAP

100-125

18.000

1.800.000- 2.250.000

 

FRUIT GAP

500-600

14.000

7.000.000- 8.400.000

 

 

 

 

14.820.000- 17.530.000

 

Lưu ý: Tùy theo chất đất, mức đầu tư và năng suất của từng vùng để có thể tính toán lượng phân bón cho thích hợp nhất.

  1. Chăm sóc

Tưới nước: không dùng nguồn nước thải, nước ao tù chưa được xử lý. Có thể dùng nước giếng khoan đã được xử lý, nước sông ao hồ không bị ô nhiễm. Trong thời gian sinh trưởng, trung bình 10 ngày tưới rãnh một lần, tùy theo tình hình thời tiết khí hậu. Đối với những thời kỳ quan trọng cần cung cấp đủ nước, sau trồng 25 – 30; 40; 50 và 60 ngày. Sau trồng 70 ngày ngưng tưới nước.

Vun luống, xới xáo:

Sau trồng 15-20 ngày thì xới vun lần 1, cần xới nhẹ, nhặt sạch cỏ kết hợp với bón thúc. Khi bón thúc, bón vào mép luống hoặc giữa hai khóm khoai. Kết hợp tỉa để lại 2 – 3 mầm chính.

Vun xới lần 2 sau trồng 30 – 35 ngày. Làm cỏ, vun luống. Lấy đất ở rãnh vun lên luống cho luống cao, đất dày, cố định luống, luống vun không đủ đất sẽ làm củ xanh, ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất.

  1. Phòng trừ sâu bệnh hại

Sâu xám: xử lý đất trước khi trồng, bắt bằng tay hoặc có thể dùng thuốc Malathion 50% pha với nồng độ 0,1% phun vào lúc 4-6 h buổi chiều.

Rệp sáp: xử lý củ giống trước khi bảo quản. Tiêu độc giàn bằng cách phơi nắng, ngâm nước và phun thuốc.

Sâu xanh: khi cây lớn mật độ sâu vượt quá ngưỡng cho phép sử dụng các loại các loại thuốc Sherpa 20 EC, trebonl 10 EC.  Kết thúc phun thuốc hoá học trước thu hoạch 15-20 ngày.

Một số bệnh thường gặp như: mốc sương, héo xanh, héo rũ. Cần thăm đồng thường xuyên, để có biện pháp xử lý kịp thời. Khi cây đã bị bệnh, dùng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục và theo hướng dẫn sử dụng.

  1. Thu hoạch

Thu hoạch: trước thu hoạch ngừng tưới nước 3 – 4 tuần. Khi thu hoạch cày xả hai bên má luống, sau đó nhổ cả khóm. Thao tác nhẹ nhàng tránh xây xát củ.

Bảo quản: bảo quản trong kho để nơi thoáng mát, nguyên liệu làm kho bằng tre, nứa, lá là rất tốt.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *