Sâu bệnh hại chè và biện pháp phòng trừ

  1. Sâu hại

–        Rầy xanh

Rầy non và rầy trưởng thành dùng vòi hút nhựa búp non theo đường gân của lá non gây nên những nốt chấm đỏnhư kim châm làm cho những lá non cong keo và khô lại đi. Lá bị vàng khô nóng sẽ bị khô gây cháy, cằn cỗi, lá bị hại nhẹ có màu hồng tím, ở vụ xuân khi lá chè có màu vàng tím hồng, là lúc này rầy non đang phát triển nhiều. Khi bị hại nặng, đọt non bị cong lại, thời tiết nắng có thể bị khô ½ lá.

Biện pháp phòng trừ:

Thu hái kịp thời, hái kỹ; tạo hình, đốn chè đúng kỹ thuật; chỉ phun trừ rầy khi mật độ cao bằng các loại thuốc Actara 25WG; Javitine 18EC, 36EC, 100WP; Trebon 10EC, 20WP, 30EC, Abatox  3.6EC

        Bọ trĩ

Bọ non và trưởng thành giũa hút dịch cây trên cọng búp, mặt sau lá non, trên tôm chè, chỗ bị hại nổi lên những đường sần sùi, song song, màu nâu xám. Bị hại nhẹ, búp bị hại cứng, lá dày màu xanh thẫm, bị nhăn, biến dạng, chè bị đắng. Bị hại nặng, lá non và tôm chè bị rụng sớm, các mầm non héo thâm, năng suất chất lượng giảm mạnh và còn ảnh hưởng đến năng suất lứa chè tiếp theo.

 Biện pháp phòng trừ:

Trồng và chăm sóc cho cây chè khỏe mạnh tăng khả năng chống chịu; bảo vệ hỗ trợ thiên địch tự nhiên trên nương chè; thu hái kịp thời, triệt để búp chè; cày lật đất hàng năm, che tủ đất để diệt nhộng. Chỉ phun trừ bọ cánh tơ khi tỷ lệ búp hại >10%, bằng các loại thuốc như Actara 25WG, Javitine 18EC, 36EC, 100WP; Trebon 10EC, 20WP, 30EC, Oshin 100SL…

–        Nhện đỏ

Nhện đỏ nâu gây hại làm cho các lá chè chuyển thành màu hung đỏ. Nơi nhện sinh sống có nhiều bụi bẩn màu trắng xám là xác nhện khi lột xác và có thể có lớp mạng nhện bao phủ được tạo bởi các sợi tơ ngắn và mảnh. Bị hại nhẹ, cây chè sinh trưởng chậm, tỷ lệ búp mù xòe cao. Bị hại nặng, mép lá chè cong lên, lá rụng dần, năng suất giảm nhiều.

Biện pháp phòng trừ:

Trồng và chăm sóc cho cây chè khỏe mạnh làm tăng khả năng chống chịu; tưới nước dạng phun mưa rào, thu hái chè đúng lứa. Bảo vệ hỗ trợ thiên địch tự nhiên trên nương chè; trồng cây che bóng hợp lý. Chỉ phun thuốc trừ nhện đỏ khi mật độ nhện đỏ cao và tỷ lệ lá bị hại >20% bằng các thuốc sau: Abatox 1.8EC, 3.6EC; Comite 73EC; Daisy 57EC; Đandy 15EC; Actimax 50WG, July 1.0EC, 1.9EC, 5EC, 5WP,.…

  1. Bệnh hại

–        Bệnh phồng lá chè:

Bệnh hại lá non, cành non, vết bệnh phần lớn ở mép lá; vết bệnh phồng lên ở mặt trên lá và lõm ở mặt sau lá, trên mặt có hạt phấn màu trắng; cành bị bệnh hại nặng sẽ chết. Bệnh làm giảm đáng kể năng suất, chất lượng chè và làm chậm quá trình tái sinh trưởng các lứa chè sau. Bệnh phát sinh gây hại từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 5 (vụ Xuân) và cuối tháng 9 đến cuối tháng 10 (vụ Thu).

Biện pháp phòng trừ:

Bón phân cân đối, không bón thừa hoặc đơn độc phân đạm. Khi bệnh xuất hiện phải hái triệt để các búp, lá bệnh, sau đó phun thuốc phòng trừ bệnh bằng các thuốc Manage 5WP, Stifano 5.5SL, Starsuper 20WP, Diboxylin 4SL, 8SL,….

  • Bệnh thối búp

Bệnh thường gây hại ở lá non, cuống lá và cành non; vết bệnh lúc đầu bằng đầu kim có màu nâu đen, sau đó lan dần ra hết cả búp, cành chè và chỉ gây hại ở phần chưa hóa nâu. Bị hại nặng có thể làm cho cây chè bị khô, rụng hết lá và búp không thể thu hoạch được. Bệnh phát sinh gây hại khi thời tiết nóng, ẩm độ cao (từ tháng 7 đến tháng 9).

 Biện pháp phòng trừ:

Bón phân cân đối, tăng cường bón phân kali. Khi bệnh xuất hiện kết hợp hái chạy sau đó phun thuốc phòng trừ bệnh như: Genol 0.3SL, 1.2SL; Lilacter 0,3SL, Starone 20WP, 50WP; Biobus 1.00WP; TP-Zep 18EC;…

  • Bệnh đốm nâu hại chè

Bệnh gây các vết chết khô hình tròn hoặc gần tròn trên lá, cành và quả… Trên lá, vết bệnh đầu tiên là các chấm nhỏ màu nâu, thường từ mép lá hoặc giữa lá. Vết bệnh lớn dần hình tròn, oval, bán nguyệt hoặc bất định. Trên mặt vết bệnh đôi khi có các đường tròn đồng tâm, bề mặt màu nâu có các chấm màu đen, chính là các ổ bào tử của nấm. Bệnh gây hại làm rụng lá, tán cây chè xơ xác. Bệnh phát triển mạnh khi nóng ẩm (tháng 7 – 8 ở phía Bắc), có thời gian mưa liên tục khoảng 10 – 15 ngày và gây hại nặng trên các giống chè có bản lá to.

Biện pháp phòng trừ:

Chăm sóc cho cây chè sinh trưởng, phát triển tốt. Vệ sinh vườn chè, diệt cỏ dại, ép xanh ngay sau đốn. Khi bệnh phát triển gây hại nặng, phun các thuốc phòng trừ như: Stop 5SL, 10SL, 15WP; 2S Sea & See 12WP; PN-Linhcide 1.2EW; Daconil 75WP, 500SC, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *