Trồng và chăm sóc cây Cà tím

cach trong ca

Cà tím sinh trưởng và phát triển tốt trong nhiệt độ từ 25 – 35oC, khả năng chịu nhiệt độ thấp là rất kém, cà tím chịu được hạn và úng nhưng sinh trưởng va phát triển kém, khả năng đậu quả giảm. Cà tím thích hợp trồng trên chân đất cát pha, thoát nước tốt.

  1. Thời vụ
  • Vụ sớm: gieo hạt tháng 7 tháng 8, thu hoạch tháng 11 tháng 12
  • Vụ chính: gieo hạt tháng 11 tháng 12, thu hoạch tháng 3 tháng 5
  • Vụ muộn: gieo hạt tháng 1 tháng 2, thu hoạch vào tháng 4 tháng 5

Giai đoạn vườn ươm

Chọn đất tốt và nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, khả năng thoát nước tốt. Làm đất nhỏ, tơi xốp, lên luống rộng 1 – 1,2m, cao 25 – 30cm, rãnh rộng 30cm.

Bón lót phân chuồng hoai mục, lượng hạt giống gieo: 2g/m2

Tùy vào mùa vụ trồng mà ngày tuổi cây con đem trồng là khác nhau

  • Vụ sớm: 20 – 25 ngày
  • Vụ chính: 25 – 30 ngày
  • Vụ muộn: 30 – 35 ngày

Tiêu chuẩn cây con: khỏe mạnh, mập mạp, sạch bệnh

  1. Làm đất

Chọn chân đất tơi xốp, nhiều mùn, dễ thoát nước, pH từ 6,8 – 7,2.

Dùng 20 – 30kg vôi bột xử lý đất, cày lật, phơi ải, dọn sạch tàn dư cây trồng, bừa đất nhỏ.

Lên luống rộng 1 – 1,2m, cao 20 – 30cm, rãnh rộng 30cm.

Mật độ:

Hàng cách hàng: 60 x 60cm

Cây cách cây: 60x70cm

  1. Bón phân

Sử dụng công thức phân GAP giúp cây Cà tím phát triển tốt, tăng năng suất và chất lượng quả, tăng sức đề kháng chống chịu với sâu bệnh hại và thời tiết bất thuận

Bón lót: 500 – 600kg phân chuồng + 25 – 30kg GAP ORGAN hoặc FOSFATO hoặc VINAGAP
Bón thúc
Lần bónThời điểm bónLượng phân (kg/sào)
1Cây hồi xanh2 – 3 kg EXPRESSO
2Ra hoa lứa đầu3 – 4 kg  EXPRESSO
3Đậu trái rộ5 – 8 kg  EXPRESSO
4Sau thu hoạch lần 14 – 5 kg  EXPRESSO
  1. Chăm sóc

Sau khi trồng cần cùng cấp đủ lượng nước để cây cà bén rễ hồi xanh. Độ ẩm thích hợp để cây sinh trưởng phát triển tốt nhất là 80%. Trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây có thể dùng phương pháp tưới rãnh, cho ngập 2/3 luống, sau đó tháo cạn nước trong rãnh.

  1. Sâu bệnh hại

Cà tím thường bị một số sâu bệnh hại tấn công như: sâu xám, sâu đục quả, nhện, rệp, bện lở cổ rễ, đốm nâu, sương mai.

Thường xuyên kiểm tra phát hiện bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *