Trồng và chăm sóc cây Su lơ

  1. Thời vụ
  • Ở đồng bằng Bắc Bộ, cây su lơ thích hợp trồng vụ Đông và Đông Xuân. Thời gian từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau.
  • Ở Đà Lạt, cây Su lơ có thể trồng quanh năm.
  1. Giống
  • Giống F1: Mikyway, TGST: 60 – 70 ngày.
  • Giống F1 VL1502, chủ yếu trồng vụ Đông Xuân, TGST: 75 – 85 ngày.
  • Giống Top green trồng vụ sớm và vụ chính.
  • Giống Grandisimo ưa thời tiết và chịu lạnh trong vụ đông, có thể sinh trưởng và phát triển trong điều kiện nhiệt độ 15 – 30 độC, TGST: 17 – 85 ngày. Điểm nổi trội là cây sinh trưởng phát triển rất khỏe, trổ hoa đồng đều, không phát sinh nhánh và kháng bệnh cháy lá, thối nhũn, rất phù hợp với diều kiện khí hậu nước ta.
  1. Trồng và chăm sóc
  • Làm đất

Yêu cầu đất và dinh dưỡng: cây Su lơ ưa đất thịt nhẹ, nhiều mùn, độ PH từ 6 – 6,5, yêu cầu lượng phân bón cao, 70 – 75% lượng chất dinh dưỡng tập trung vào thời kỳ trải lá và chuẩn bị ra hoa, vì thế việc bón thúc cân đối hợp lý có tác động rất lớn đến năng suất Su lơ.

Làm đất: cày bừa kỹ, luống rộng 1,2m, cao 10 – 15 cm.

  • Mật độ trồng

Trồng hàng kép nanh sấu trên luống với khoảng cách 60 x 50 cm hoặc 40 x 50 cm (mật độ 21.000 – 23.000 cây trên 1 ha). Đối với giống chín sớm và giống trung ngày trồng với mật độ dày hơn. Đối với các giống chín muộn và giống có bọ lá lớn thì mật độ trồng thưa hơn.

Tuổi cây giống súp lơ đem trồng tốt nhất có 4 – 5 lá thật. Trồng cây giống quá tuổi sẽ cho ngù hoa nhỏ, năng suất thấp.

Tiêu chuẩn cây giống tốt: có 4-5 lá thật, cây to, mập, lá xanh, gốc đỏ, không bị dị hình.

  • Bón phân
  • Lượng phân bón nguyên chất:
Loại phânLượng phân
N3,6 – 4,5
P2O51,98 – 2,16
K2O3,24 – 3,6

 Công thức sử dụng phân GAP để cải đất và tưng năng suất, chất lượng cây Su lơ (sào 360m2):

Bón lót: 500 – 600kg phân chuồng + 20 – 25 kg Gap Organ hoặc Fosfato
Bón thúc
Lần bónLoại phânLượng bón (kg/sào)
1Komori5 – 6
Đạm GAP0,7 – 0,8
2Komori9 – 11
Đạm GAP1,3 – 1,8
3Komori13 – 15
Đạm GAP1,5 – 2

Cách bón:

  • Bón thúc lần 1 kết hợp xới xáo nhẹ.
  • Bón thúc lần 2 kết hợp với làm cỏ vun cao

Cây Su lơ có nhiều lá, rễ ăn nông nên cần vun cao để giữ cho gốc chắc chắn, chống đổ ngã nhất là khi có gió lớn. Ngoài các nguyên tố đa lượng, để đảm bảo chất lượng hoa Su lơ không thể thiếu các nguyên tố trung vi lượng, nhất là nguyên tó Bo. Sử dụng quy trình phân GAP bổ sung đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng trung vi lượng cho cây, không cần dùng thêm bất cứ loại phân khác hay phân bón lá, hạn chế sâu bệnh.

  • Chăm sóc
  • Tưới nước
  • Su lơ là cây ưa nước, song khả năng chịu úng của cây rất kém, dó đó cần đảm bảo tưới đủ ẩm vào mùa khô và thoát nước tốt vòa mùa mưa.
  • Lượng nước tưới nhiều, tốt nhất nên tưới vào buổi sáng. Khi cây ra hoa để hoa khô ráo, tránh làm đọng nước trên hoa vì dễ làm hoa thối.
  • Che đậy hoa
  • Che đậy hoa là biện pháp kỹ thuật rất cần thiết trong kỹ thuật chăm sóc cây Su lơ. Che hoa giúp làm hoa trắng, mềm, non và ngon. Nếu không che hoa, nụ hoa sẽ chịu ánh sáng trực xạ trực tiếp, làm cụ hoa chuyển tù màu vàng trắng sang màu vàng nâu rồi sẫm lại, như vậy sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng và giá trị thương phẩm.
  • Sau khi trồng 45-50 ngày, khi 2 lá giữa nhỏ hẳn đi và bắt chéo nhau, nụ hoa có đường kính 4-5cm, tiến hành che hoa. Khi che có thể bỏ các lá phía dưới để đậy lên hoa.
  1. Phòng trừ sâu bệnh
  • Sâu tơ

Là loại gây hại chính trên cây rau họ thập tự và hình thành tính kháng thuốc nhanh nhất.

Biện pháp phòng trừ

  • Hủy bỏ tàn dư cây trồng hạn chế nguồn phát sinh.
  • Tưới phun mưa vào chiều tối khi sâu đã trưởng thành ngăn ngừa giao phối, đẻ trứng.
  • Sâu xám

Là sâu ăn tạp, phá hại hầu hết các loại cây trồng đặc biệt là cây con hoặc cây mới trồng

Biện pháp phòng trừ

  • Tưới ngập để tiêu diệt sâu non, trứng sâu.
  • Cày xới đất cho sâu non và nhộng trồi lên làm mồi cho thiên địch.
  • Khi sâu phát triển với mật độ cao dùng thuốc hóa học theo khuyến cáo, phun vào chiều mát.
  • Bệnh sương mai
  • Bệnh hại do nấm gây hại trong giai đoạn vườn ươm và trong thời kỳ sản xuất, gây hại nghiêm trọng ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất sản phẩm.
  • Biện pháp phòng trừ
  • Sử dụng giống chống bệnh.
  • Không trồng với mật độ dày vì làm tăng độ ẩm đất, tạo điều kiện cho sự xâm nhập của bệnh.
  • Bón phân cân đối, tăng cường bón thêm Kali.
  • Bệnh thối gốc
  • Là bệnh nấm được gọi là thối mục, thường làm khuyết cây, gây thiệt hại tới năng suất cây trồng.
  • Biện pháp phòng trừ
  • Dùng hạt giống sạch bệnh, không trồng cây con đã bị nhiễm bệnh.
  • Tránh tưới phun mưa vào buổi tối, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ.
  • Phát hiện bệnh, phun phòng trừ sớm, xử lý CuSO4 liều lượng 2,5-3.
  1. Thu hoạch

Thời gian thu hoạch Su lơ phụ thuộc vào giống và thời tiết. Ở điều kiện bình thường, thì sau khi có nụ từ 7 – 10 ngày là có thể thu hoạch được. Thu quá sớm thì ảnh hưởng đến năng suất, thu quá muộn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và phẩm chất sản phẩm./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *