Trồng và chăm sóc cây Táo

cay tao dai loan
  1. Thời vụ

Táo thường trồng vào mùa đông khi cây tạm ngừng sinh trưởng. Nếu trồng táo bầu thì có thể trồng quanh năm.

  • Miền Bắc: trồng tháng 1 – 2
  • Miền Nam: trồng vào đầu mùa mưa tháng 5 – 6
  1. Mật độ

Ở nước ta, vùng đồi núi trồng với khoảng cách 5 – 6m, cây cách cây 3 – 4m (mật độ 500 – 600 cây/ha). Vùng đồng bằng đất tốt có thể trồng với mật độ 300 – 400 cây/ha.

  1. Kỹ thuật trồng

Táo là loại dễ trồng, phù hợp với tất cả các loại đất nhưng phù hợp nhất với đất tơi xốp, PH đất từ 6 – 6,5.

  • Chuẩn bị hố trồng
  • Cách đào hố: đối với đất trồng thoát nước kém, cần đào rãnh giữa 2 hàng táo, khoảng các hố hố : 5x5m, kích thước 60x60x60cm.
  • Bón lót: mỗi hố 30 – 40kg phân chuồng + 2 – 3kg FOSFATO hoặc GAP ORGAN hoặc VINAGAP trộn đều cùng với đất, sau khoảng 15 -20 ngày là có thể trồng cây được.
  • Kỹ thuật trồng
  • Đặt gốc táo sao cho cành ghép thẳng đứng hướng mắt ghép theo chiều hướng gió, mặt bầu ngang với mặt đất trồng, nếu trồng cây rễ trần thì phải lấp đất kín phần trên cổ rễ, không được lấp đất quá cao gần tới mắt ghép.
  • Dùng rơm, rạ phủ quanh gốc để giữ ẩm và chống xói mòn, thường xuyên kiểm tra loại bỏ mầm dại.
  1. Chăm sóc

Cần cung cấp đầy đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và bắt đầu chín.

Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

  • Cắt tỉa và tạo hình

Trồng táo phải đốn để cho cây trẻ lại mới có năng suất và chất lượng tốt. Có hai cách đốn là đốn phớt và đốn đau:

  • Đốn phớt: làm hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch. Cắt các cành đã cho quả chỉ để lại 1 đoạn 20-30cm. Trên đầu cành này sẽ cho nhiều cành nhỏ, có thể tỉa bớt chỉ để vài cành phân bố đều trên tán cây.
  • Đốn đau: nhằm mục đích tạo tán từ khi cây còn nhỏ trên một năm tuổi đến khi lớn. Cắt cụt hết các loại cành, chỉ để lại một đoạn gốc của vài cành lớn đã ra trong năm trước, cây sẽ cho nhiều cành mới trẻ hơn, cho năng suất và chất lượng quả tốt hơn.
  1. Dinh dưỡng
  • Thời kỳ kiến thiết cơ bản

Táo trồng sau 12 – 15 tháng đã cho thu hoạch lứa đầu tiên . Vì vậy, ở thời kỳ này cần tập trung chăm sóc để cây sinh trưởng thân, cành , lá để tạo bộ khung tán to khỏe. Bộ tán cây càng khỏe thì năng suất sau này càng cao. Do vậy, trong thời kỳ này, cần bổ sung cân đối và đầy đủ đạm, lân, kali giúp cây sinh trưởng cành, lá nhanh, hệ rễ phát triển tối đa tạo tiền đề cho thời kỳ tiếp theo.

Sử dụng công thức phân GAP cho táo thời kỳ kiến thiết cơ bản để cây sinh trưởng khỏe, tăng sức chống chịu với sâu bệnh hại và thời tiết :

1,5 – 2kg KOMORI + 0,3 – 0,5 kg ĐẠM GAP; chia làm 2 – 3 lần bón/năm

  • Thời kỳ kinh doanh

Bón phân thời kỳ này rất quan trọng, bón phân cân đối để cây hồi phục, phát triển cành lá, tạo mầm hoa, đủ dinh dưỡng để nuôi quả.

Sử dụng công thức phân GAP thời kỳ kinh doanh để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm:

Tuổi câyLoại phânSau thu hoạchPhân hóa mầm hoaNuôi quảTrước thu 1 tháng
2 – 4KOMORI1,5 – 2   
EXPRESSO 1 – 1,2  
FRUIT GAP  0,8 – 10,3 – 0,5
5 – 7KOMORI2 – 2,5   
EXPRESSO 1,2 – 1,5  
FRUIT GAP  1 – 1,20,5 – 1
>8KOMORI2,5 – 3   
EXPRESSO 1,5 – 2  
FRUIT GAP  1,2 – 1,51 – 1,5

Lưu ý: hằng năm cần bón thêm 25 – 40kg phân chuồng hoai mục kết hợp với 3 – 5kg FOSFATO hoặc GAP ORGAN hoặc VINA GAP (bón một lần vào đầu kỳ)  để tăng hàm lượng mùn cho đất, làm đất thông thoáng khí, tăng khả năng phát triển và hấp thụ chất dinh dưỡng, ổn định PH đất.

Cách bón: đào rãnh xung quanh hình chiếu tán cây, rãnh sâu 15 – 20cm, rộng 10 – 15cm, rải phân, lấp đất, tưới nước đủ ẩm.

  1. Sâu bệnh hại

Táo thường bị các loại sâu bệnh hai như: rệp sáp, sâu cuốn lá, ruồi đục quả, bọ xít, kiến, mối đục thân, bệnh phấn trắng, gỉ sắt, ghẻ,… cần thăm vườn thường xuyên phát hiện sâu bệnh hại kịp thời có biện pháp xử lý, hạn chế tổn hại sản phẩm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *