Trồng và chăm sóc cà chua

QUY TRÌNH TRỒNG  CHĂM SÓC CÀ CHUA

  1. Thời vụ
  • Vụ Thu Đông (vụ sớm): gieo cuối T7 đầu T8, trồng giữa T8 đầu T9
  • Vụ Đông Xuân (vụ chính): gieo cuối T9 đầu T10, trồng đầu T10, T11
  • Vụ Hè Thu (vụ muộn): gieo T1, trồng cuối T1, đầu T2
  1. Hạt giống và vườn ươm
  • Hạt giống

Một giống cà chua thích hợp với điều kiện khí hậu nước ta được sử dụng như: VL901, VL200, S901, S902… các giống được sử dụng để canh tác trái vụ, chịu hạn, hạn chế nứt trái như: cà chua 12, Ramina…

  • Giai đoạn vườn ươm
  • Trước khi gieo xử lý hạt giống bằng thuốc tím hoặt nước nóng 50 độ
  • Làm đất kỹ, bón lót 2 – 3kg phân chuồng/m2, gieo 2g hạt/m2
  • Cây con được 2 – 3 lá thật tiến hành tỉa bỏ cây xấu, để mật độ khoảng 3 – 4cm
  • Nếu có điều kiện có thể gieo trong bầu nilon với khoảng cách 6 -7x10cm. Mỗi bầu gieo 1 – 2 hạt. Giá thể gieo hạt gồm 2 phần đất + 1 phần phân chuồng + 1 phần tro trộn với một ít lân, thuốc trừ nấm, kiến như Basudin, Zineb, Benlate…

Sau khi gieo phủ một lớp rơm rạ mỏng để giữ ấm và tránh trôi hạt, dở bỏ lớp rơm rạ sau khi hạt nảy mầm.

  • Trong giai đoạn vườn ươm, cần cung cấp đủ ẩm cho cây, không nên tưới quá ẩm làm cây dễ bị chết rạp.
  • Nếu gieo vào vụ mưa hoặc Đôg Xuân sớm cần làm giàn che mưa cho cây con. Khi cây con được 5 – 6 lá thật (khoảng 20 – 25 ngày sau gieo) thì đem trồng. Trước khi trồng 3 – 5 ngày có thể bớt tưới nước và ngưng hẳn 2 – 3 giờ trước khi nhổ trồng, cần tưới đẫm để cây hút đủ nước và rễ không bị đứt.
  • Tiêu chuẩn cây giống: thân cứng, lá mập, khoảng cách giữa các lá ngắn, không bị sâu bệnh.
  1. Đất trồng và chuẩn bị đất trồng
  • Dọn sạch tàn dư cây trồng, đất trồng cần được cày, phơi ải để diệt mầm bệnh, sâu hại và cỏ dại. Nếu đất chua phải bón lót vôi trước khi trồng.
  • Cà chua có thể trồng được trên nhiều loại đất, thích hợp nhất là đất cát pha và đất thịt nhẹ, có PH từ 6 – 6,5. Chọn đất cao ráo, thoát nước tốt khi trồng vào mùa mưa hoặc vụ Đông Xuân sớm.
  • Lên liếp cao 20 – 30cm, rộng 1,2m, rãnh rộng 30 – 40cm, trồng 2 hàng, mật độ 50x50cm. Nếu trồng vào mùa mưa có thể làm liếp cao hơn 30 – 40cm, trồng hàng đơn với mật độ 50x50cm, liếp rộng 80cm.
  • Nếu phủ bằng nilon đen thì phải lên liếp, bón lót hoàn chỉnh rồi mới phủ, hiện tại ngoài thị trường đã có loại nilon đục lỗ sẵn.
  • Nếu trồng cây vào nuổi chiều, trước khi cấy nên tưới đẫm đất, sau đó tưới lại lần nữa để ổn định độ ẩm đất sau khi trồng cây.
  • Sau 7 – 10 ngày, kiểm tra và dặm lại.
  1. Bón phân

 Sử dụng công thức bón phân sau để cải tạo đất và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón cũng như năng suất cây trồng:

Bón lót: 500 – 600kg phân chuồng + 25 – 30kg Gap Organ hoặc Fosfato
Bón thúc
Lần bónThời điểm bónLượng phân (kg/sào)
1Cây hồi xanh2 – 3 kg Expresso
2Ra hoa lứa đầu4 – 5 kg Expresso
3Đậu trái rộ6 – 8 kg Expresso
4Sau thu hoạch lần 14 – 5 kg Expresso
  1. Chăm sóc
  • Tưới nước: tùy thuộc vào thời tiết và độ ẩm vườn để cân dối nước tưới. Nếu có mưa, đất đủ ẩm thì không cần tưới. Trời nắng ráo thì tưới tốt nhất vào thời điểm sau khi cây hồi xanh, tưới rãnh, dẫn nước vào rãnh cho nước thấm dần lên luống.
  • Tránh để ruộng bị ngập nước hoặc khô hạn vào thời kỳ ra hoa đậu trái, sẽ làm rụng hoa rụng quả non hoặc gây nứt quả làm ảnh hưởng đến năng suất, đồng thời tạo điều kiện để sâu bệnh hại phát triển
  • Làm cỏ, xới xáo kết hợp với các lần bón phân nhằm tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển khỏe mạnh, hạn chế ccanhj tranh dinh dưỡng cũng như nơi ẩn náu của sâu bệnh hại
  1. Làm giàn, bấm ngọn, tỉa cành
  • Làm giàn sau trồng từ 35 – 40 ngày, kiểu chữ A, dùng dây mềm niú thân cây cố định với giàn
  • Với giống vô hạn: cây cao, nhiều nhánh cần làm giàn, tỉa nhánh và tạo tán. Chỉ nên để 2 nhánh trên cây (thân chính và nhánh phụ dưới chùm hoa thứ nhất)
  • Trên thân chính để 4 chùm, nhánh phụ 3 chùm hoa (7 chùm/cây, 4 – 5 quả/chùm)
  • Khi trên cây đạt đủ số chùm thì bấm ngọn, khi bấm ngọn chú ý để lại lá của chùm hoa cuối cùng để che cho quả không bị chiếu xạ trực tiếp bởi ánh sáng mặt trời.
  1. Phòng trừ sâu bệnh hại
  • Sâu hại
  • Sâu xám: hại cây con mới trồng, tại chỗ gốc cây mới trồng đào lên là bắt được, hoặc có thể dùng thuốc Basulin 5G (10G)..
  • Sâu đục quả: để trứng trên các lá, sâu non phá hại rất nhanh. Có thể dùng Sharpa, Sumi alpha, Cidi, Ciper, Delfin 32BIV… luân phiên thay đổi thuốc trừ sâu để hạn chế tính kháng thuốc.
  • Rệp, bọ phấn, bọ trĩ dùng Pentin 15EC, Bassa 50EC…
  • Sâu vẽ bùa: dùng thuốc Polytrin, Ofunack, Bi 58, khi sâu mới xuất hiện, ngắt bỏ các lá bị sâu tấn công, đem chôn để giảm thiểu nguồn gây hại.
  • Bệnh hại:
  • Bệnh cháy lá: phun thuốc khi bệnh mới xuất hiện bằng Ridomyl, Score, Champion, Zineb, Benlate… kết hợp tải bỏ các lá bệnh, làm giàn chống đỡ, tưới đủ ẩm, bón vôi..
  • Bệnh héo rũ do vi khuẩn: nhổ cây bệnh và gom đốt các cây bệnh xa khu ruộng để tránh nguồn bệnh lây lan
  • Bệnh héo rũ do nấm: khi bệnh xuất hiện dùng Anvil 0,3%, Ridomyl 0,3 – 0,4%. Nhổ và đốt cây bệnh nặng, rải thêm vôi vào gốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *