Trồng và chăm sóc cải củ

  1. Thời vụ

Cải củ gieo được nhiều vụ trong năm

  • Vụ sớm: gieo tháng 7 đến tháng 8, thu tháng 8 đến tháng 10
  • Chính vụ: gieo tháng 8, tháng 9, thu tháng 9 đến tháng 11
  • Vụ muộn: gieo tháng 10, tháng 11, thu hoạch tháng 11, tháng 12.
  • Trái vụ: gieo tháng 4, tháng 5. Vụ này cho năng suất thấp.

Đối với sản xuất hạt giống, cải củ gieo trồng tốt nhất trong điều hiện địa phương đầu tháng 11, thu hoạch hạt vào cuối tháng 12, đầu tháng 1.

  1. Chuẩn bị đất và gieo hạt
  • Bộ phận chính sử dụng của cải củ là do rễ phình to thành củ, vì vậy đất trồng phải tơi xốp, cao và thoát nước nhanh. Đất phù hợp là đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ, đất được cày và phơi ải để hạn chế sâu bệnh hại.
  • Đất cày cuốc sâu, để phơi ải ít nhất 1 tuần. Sau đó, làm tơi đất, nhặt sạch cỏ dại và các loại gạch vụn, sỏi, đá. Lên luống: mặt luống rộng 1,2-1,5 m; rãnh 30-40 cm; độ cao của luống 20-25 cm đối với vụ Xuân Hè hoặc 15-20 cm đối với vụ Thu Đông.
  • Gieo hạt: Nếu gieo theo luống thì rải phân bón lót trên mặt luống rồi trộn đều với đất, để 1-2 ngày mới gieo hạt. Nếu gieo hàng thì tiến hành rạch hàng cách nhau 25-30 cm, bỏ phân vào rạch, lấp đất vài hôm rồi gieo. Gieo hạt xong lấy đất tơi xốp phủ 1 lớp mỏng lên trên, phủ rơm rạ rồi tưới ẩm (đảm bảo độ ẩm đạt 75-80%) để hạt nảy mầm tốt.

Mật độ gieo: lượng hạt giống gieo khoảng 300 – 400g/sào

  1. Chăm sóc

Sử dụng công thức phân GAP để cải tạo và tăng năng suất chất lượng sản phẩm:

Bón lót: 500 – 600kg phân chuồng + 20 – 25kg Gap Organ hoặc Fosfato
Bón thúc
Lần bónThời điểm bónLoại phânLượng bón
1Khi cây có 2 – 3 lá thậtKomori5 – 6
Đạm GAP0,5 – 0,8
2Sau lần 1 7 – 10 ngàyKomori10 – 12
Đạm GAP1 – 1,2
3Khi củ đang sinh trưởng mạnhKomori12 – 15
Đạm GAP1,2  – 1,5

Cách bón:

  • Bón lót: phân bón lót được trộn đều vào đất trước ki gieo hạt 2 – 3 ngày
  • Bón thúc:
  • Lần 1: khi cây có 2 – 3 lá thật, tiến hành tỉa thưa lần thứ nhất, rồi tiến hành bón thúc. Có thể hoàn phân vào nước đem tưới.
  • Lần 2: sau bón lần 1 7 – 10 ngày, tiến hành tỉa thưa lần 2 , để khoảng cách 15 – 20cm, rồi bón phân. Quãi đều phân lên mặt luống rồi tưới để tránh hiện tượng phân còn dính trên mặt lá làm cháy lá.
  • Lần 3: khi củ sinh trưởng mạnh, to bằng tay cái, làm cỏ kết hợp xới xáo và vun cao.
  • Tưới nước:

Cải củ là cây ưa ẩm, nhưng không chịu được ngập úng nên chú ý cung cấp đủ ẩm cho cây, cần có hệ thống thoát nước tốt, tránh ngập úng gốc tạo điều kiện tốt nhất để cây phát triển.

  • Vun xới

Cây cải củ có đặc điểm là khi hình thành củ củ sẽ chồi lên mặt luống, làm vỏ sần sùi, không sáng mã. Để giữ cho cũ đẹp, sáng mã, cần phủ rơm rạ ngay khi gieo để giữ ấm, giữ ẩm cho cây đồng thời làm cỏ, vun luống kết hợp với các lần bón thúc. Nếu đất bí, dí có thể tiến hành phá váng rồi vun. Xới nông, nhẹ, không sát gốc tránh làm đứt rễ, cây phát triển kém.

  1. Phòng trừ sâu bệnh hại
  • Cải nói chung và cải củ nói riêng rất dễ bị rệp và bộ nhảy phá hại, cần phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời để không ảnh hưởng đến năng suất.
  • Sau khi mọc mầm, cây thường bị lở cổ rễ, nếu ruộng thoát nước kém, bón nhiều đạm, rất dễ bị bệnh thối nhũn. Chú ý theo dõi thăm ruộng thường xuyên có biện pháp xử lý kịp thời.
  1. Thu hoạch

 Tùy theo từng giống và vụ trồng mà thời gian thu hoạch khác nhau. Vụ chính sau 60 – 70 ngày cho thu, năng suất trung bình. Vụ muộn 80 – 100 ngày cho thu với năng suất cao. Vụ hè 30 – 35 ngày cho thu nhưng củ bé, vị hăng, cho năng suất thấp.

Thu hoạch muộn củ cải sẽ bị bấc và làm giảm chất lượng sản phẩm. Cần chú ý thu đúng thời điểm để đạt cả năng suất và chất lượng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *